Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DAY HỌC MĨ THUẬT,


MỤC LỤC

                                                                                                                        Trang

   A_ Mở đầu ……………………………………………………………………
1.     Lý do chọn đề tài …………………………………………………………..
2.     Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………....
3.     Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………
4.     Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..

   B_ Nội dung ………………………………………………………………….
   Chương 1 : Cơ sở lý luận ……………………………………………………..
1.           Khái niệm phương pháp tổ chức trò chơi ………………………………..
2.           Một số đặc điểm và vai trò của tổ chức trò chơi …………………………
                  Đặc điểm …………………………………………………………………
                  Vai trò ……………………………………………………………………
   3.    Cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật ……………………...
   Chương 2 : Cơ sở thực tiễn …………………………………………………...
1.           Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học các phân môn mỹ thuật                                              
           phổ thông ………………………………………………………………..

                  Trong phân mon thường thức mỹ thuật ………………………………….
                  Trong phân môn vẽ tranh theo đề tài …………………………………….
                  Trong phân môn trang trí …………………………………………………
2.           Kết quả của việc dạy học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học .
         Mỹ thuật ở trường phổ thông …………………………………………...

   C_      Kết luận ………………………………………………………………….

                                                    TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………










A_ MỞ ĐẦU


1.     Lý do chọn đề tài :

    Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L.X. Vugôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học cần coi trọng sưk khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dayh học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Và việc tạo cho học sinh một tâm lý thật thoải mái, có hứng thú, hấp dẫn và đem lại sự tập trung trong học tập là những ưu điểm khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật.
    Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã biết vẽ nên những nét vẽ trước khi biết viết chữ, trẻ rất thích làm đẹp, ham làm đẹp và hoạt động mỹ thuật rất hấp dẫn với trẻ. Nhưng theo nhận xét của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khao mỹ thuật Cung thiếu nhi Hà Nội : “Nội dung chương trình giáo dục mỹ thuật còn có chỗ chưa hợp lý, gò ép, áp đặt, chưa phù hợp với những lứa tuổi học sinh khác nhau. Các em phải học trang trí sớm và quá nhiều, nhiều nội dung trùng lập sẽ gây nhàm chán. Khuôn khổ bài vẽ lại quá bé, tạo nên thói quen đi nét vẽ hình vụn, tủn mủn…Nếu bằng nội dung và phương pháp chưa thật chuẩn sẽ khó đạt được mục đích và dễ dẫn đến tình trạng : Càng lớn, càng học vẽ nhiều, các em lại càng vẽ xấu đi…”. Đây chính là những tình trạng đáng báo động trong việc giảng dạy mỹ thuật của chúng ta .
    Là một giáo viên giảng dạy môn mỹ thuật trong tương lai, em mong muốn được tiếp thu học hỏi những phương pháp giảng dạy tích cực đạt hiệu quả để truyền đạt những kiến thức cho học sinh của mình và phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học là phương pháp mà em muốn đi sâu nghiên cứu và phân tích những ưu nhược điểm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy của mình sau này .

2.     Mục đích nghiên cứu :

    Đi sâu tìm hiểu về phương pháp dạy học tổ chức trò chơi trong học tập, nhất là đối với môn mỹ thuật.
    Làm thế nào để tổ chức lớp học theo cách thức hoạt động tập thể bằng cách xây dựng trò chơi, có thể lấy minh hoạ bằng bài giảng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy mỹ thuật ở trường phổ thông


3.     Nhiệm vụ nghiên cứu :

    Tìm hiểu khái niệm phương pháp dạy học tổ chức trò chơi trong học tập. Một vài nét về đặc điểm và vai trò của phương pháp dạy học tổ chức trò chơi.
    Cách thức tổ chức và tiến hành phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật. Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể thông qua các phân môn trong chương trình mỹ thuật phổ thông.

4.     Phương pháp nghiên cứu :

    Trong bài tiểu luận này em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp nên bài viết :
-         Phương pháp nghiên cứu lý luận : Tra khảo sách báo. Internet….
-         Phương pháp tổng hợp – phân tích
-         Phương pháp liên hệ thực tiễn.
-         Sử dụng những tài liệu có liên quan.
























B_ NỘI DUNG

Chương 1 : Cơ sở lý luận :
1.     Khái niệm về phương pháp tổ chức trò chơi :
    Phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng  của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua hoặc diễn ra theo nội dung của trò chơi trong học tập nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung của tập thể. Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế hoạch.
    Đối với bộ môn mỹ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi giúp ích rất nhiều và thường được thực hiện và vận dụng trong bài học tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong các trò chơi ghép hình, vẽ tranh nhanh, vẽ màu…Học sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân.

2.     Một số đặc điểm và vai trò của phương pháp tổ chức trò chơi :
                  Đặc điểm :
    Phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi còn là mới so với đa số giáo viên và học sinh. Nhưng việc hình thành và hướng dẫn cho các em học sinh được học tập phương pháp dạy học tích cực này sẽ giúp các em chủ động tìm kiến thức, chia sẻ những ý tưởng, mở rộng hiểu biết, rèn luyện năng lực giao tiếp trình bày cho các em. Trong phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi, học sinh sẽ dễ dàng trao đổi vơi nhau những hiểu biết kiến thức của mình, các em sẽ dễ dàng trở nên thân thiện hơn, biết đoàn kết với nhau để cùng hoànn thành nhiệm vụ học tập được giao. Hơn nữa, với sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên, sự điều hành của người nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thống nhất ý kiến xây dựng tinh thần đồng đội đoàn kết hơn. Đó chính là những đặc điểm trong phương pháp dạy học tổ chức trò chơi và để tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức này không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm mà qua cách học này nhiều kỹ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển như : Kỹ năng giao tiếo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nói, diễn đạt, tập hợp và ghi chép tài liệu…
   
2.1. Vai trò :
    Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu của thanh thiếu niên học sịnh. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng : nếu biết tổ chức cho thanh thiếu niên vui chơi một cách hợp lý, lành mạnh thì đều amng lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như là một phương pháp dạy học quan trọng với những vai trò quan trọng như :
  - Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật.
  - Giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái. Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích một cách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập.
  - Qua trò chơi học sinh sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
  - Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
  - Qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
  - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
  - Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
    Tuy nhiên, không có một phương pháp nào là vạn năng và phương pháp tổ chức trò chơi cũng vậy. Vậy nên việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần sự kết hợp khéo léo, có chọn lọc để có thể thực hiện tốt hơn các mục tiêu trong giáo dục.

3.     Cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật:
    Điều đầu tiên khi tổ chức thực hiện một trò chơi nào đó thì cần xác định nội dung học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắm bắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục đích học tập.
    Sau đó cần lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tuỳ theo đặc điểm của từng lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi, Giáo viên có thể phân công vai chơi hoặc để đội tự phân công nhiệm vụ chơi.
    Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và quy định thoqì gian mỗi đội thực hiện trò chơi đó và nếu cần thiết có thể cho các đội chơi thử trước.
    Trong quá trình các đội chơi thì ở ngoài các thành viên khác trong đội có thể cổ vũ bằng hình thức là hát một bài vui chẳng hạn, như vâyu sẽ tạo đwocj không khí vui vẻ,thoải mái, kich sthích tinh thần chơi, khuyến khích trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hoàn thành nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giống như mọt câu nói mà em rất tâm đắc rằng : “Hoạt động làm cho lớp ồn ào nhưng là một sự ồn ào có hiệu quả”.
    Sau khi các nhóm thực hiẹn nhiệm vụ học tập thì người giáo viên có trách nhiệm tổng kết và đánh giá kết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ trước.
    Và trình tự các bước khi tổ chức trò chơi trong học tập như sau :
-         Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập.
-         Chọn trò chơi và chia nhóm chơi.
-         Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.
-         Quy định thời gian thực hiện trò chơi học tập.
-         Tiến hành chơi.
-         Tổng kết phần chơi : Người giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận      bám vào nội dung học tập.
     Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức rò chơi thành công và đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi thì người giáo viên cần hạn chế và tránh gian lận trong khi chơi và đặc biệt không nên để tình trạng các em ganh đua nhau trong phần thắng thua trong khi chơi.

Chương 2 : Cơ sở thực tiễn :
1.     Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học các phân môn mỹ thuật ở trường phổ thông.
                  Trong phân môn thường thức mỹ thuật :
    Trong phân môn này, giáo viên cần tạo cho các em có thêm những hiểu biết về Mỹ thuật của Việt Nam và trên thế giới, tuỳ thuộc vào từng nội dung bài học mà giáo viên có thể chọn những hình thức chơi phù hợp.
    Ví dụ như trong bài 21 : “Giới thiệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”. Mục tiêu của bài học là giúp các em có thêm những hiểu biết về thân thế và sự nghiệp, cùng với những đóng góp to lớn của những nhà hoạ sĩ tiêu biếu đối với nền văn học nghệ thuật ở nước ta.












                                        “Chơi ô ăn quan”_ Nguyễn Phan Chánh
    Qua đó sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về một số chất liệu mà những hoạ sĩ đã dùng rất thành công như hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh…đã dùng. Chính từ bài học này, học sinh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của một số tác phẩm, xây dựng thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng những giá trị của lịch sử cũng như của các tác phẩm nổi tiếng của nền mỹ thuật Việt Nam. Và từ đó có thể vẽ nên một số tác phẩm đẹp và đậm chất thiếu nhi như :











   



















    Sau khi xác định được mục tiêu cụ thể đó, giáo viên có thể xây dựng trò chơi học tập giúp các em nắm bắt kiến thức tốt như : Trong hoạt động 2 của tiết học, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về một số tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ thì có thể chia đội chơi. Chọn ba đội chơi, mỗi đội gồm từ 2-3 học sinh. Cho trước một tờ giấy và những bức tranh của các hoạ sĩ. Yêu cầu mỗi đội chơi tìm đúng tranh và dán ảnh tranh đó vào đúng tên của từng hoạ sĩ. Trong 3 phút, đội nào tìm và dán đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng cô giáo nhận xét phần thi của ba đội, có thể cho các em học sinh ở dưới nhận xét phần thi của các ban hoặc cũng có thể cho chính các em của từng đội lên giải thích vì sao lựa chọn và nêu lên đặc điểm của từng hoạ sĩ…Sau đó cô giáo tổng hợp các ý kiến và đưa ra các kết luận cuối cùng cho phần thi. Tuyên dương đội thắng cuộc và khích lệ động viên đối với các đội chơi khác.

                  Trong phân môn vẽ tranh đề tài :
    Vẽ tranh đề tài là một phân môn rất cần  sự sáng tạo và tìm hiểu nhứng kiến thức từ trong cuộc sống. Học sinh có thể có những ý tưởng sáng tạo từ những gì đã nhìn thấy, nghe thấy và được tìm hiểu trong bài giảng, để vẽ nên những tác phẩm cho riêng mình.
    Trong mỹ thuật lớp 9, bài 10 : “Vẽ tranh lễ hội”. Thông qua bài học, học sinh nắm bắt được ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta, xây dựng cách thể hiện và vẽ tranh đúng theo đề tài mà mình lựa chọn. Từ đó cảm nhận được bản sắc dân tộc đậm nét qua những lễ hội mà các em được tìm hiểu.
    Với học sinh lớp 9, giáo viên có thể tổ chức phần chơi “Đố vui kiến thức”, xây dựng đội chơi có thể theo ý thích của học sinh hoặc do chỉ định của giáo viên, hình thành hai đội chơi, mỗi đội ba học sinh. Giáo viên chuẩn bị sẵn những gói câu hỏi có liên quan tới một số lễ hội ở Việt Nam như được diễn ra ở đâu? Mang nội dung gì? Cho xem tranh dân gian về lễ hội và trả lời xem màu sắc trong tranh đó như thế nào?




                                  “Đấu vật”_ Tranh dân gian Đông Hồ
    Đội nào trả lời đúng, nhanh, chính xác là đội giành chiến thắng, giáo viên có thể nhận xét phần chơi và dẫn dắt học sinh vào đề tài “Lễ hội”. Qua một số tranh ảnh thực tế, giáo viên có thể cho xem bài vẽ về đề tài lễ hội của các học sinh lớp khác. Từ đó cho học sinh lựa chọn về đề tài và thể hiện những bức tranh khác nhau.













Hội “Múa rồng”





















Lễ hội “Chọi trâu” ở Hàm Yên –Tuyên Quang
   










                                                                                                                                




Ngày hội của thiếu nhi







 












                                                                                                      

                 Cây nêu ngày Tết                                 Ngày tết của thầy cô                                                                                                    
                                          Trong phân môn vẽ trang trí :
    Trong phân môn vẽ tảng trí, phương pháp tổ chức trò chơi có thể được tổ chức trong các hoạt động như quan sát, xem xét, sắp xếp các mảng, hình khối, màu sắc trong bài trang trí. Tìm và phân biệt sự khác nhau giữa các vật trong cuộc sống và trong trang trí khác nhau như thế nào ?















Những chiếc mặt nạ trang trí được làm từ đất sét


    Qua những hoạ tiết trang trí, nét đẹp trong phân môn này sẽ giúp các em thêm yêu quý những đồ vật được trang trí ứng dụng trong cuộc sống và từ đó biết sáng tạo ra những hạo tiết, sản phẩm mang yếu tố trang trí cao. Ví dụ như bài 15_Lớp 8 : “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”. Với mục tiêu là giúp cho các em hiểu cách tạo dáng và trang trí những chiếc mặt nạ ở nhiều chất liệu như : vải, giấy, đất…qua đó các em có thể tự trang trí được những chiếc mặt nạ theo ý thích của mình. Từ chỗ sáng tác và sẽ thêm trân trọng những vẻ đẹp truyền thống, có ý thức hơn trong việc tòm tòi, sáng tạo hơn trong việc trang trí những chiếc mặt nạ để phục vụ cho vui chơi và giải trí trong những ngày hội….
    Trong hoạt động 3 cảu bài học, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Với những vật dụng đã được dănh chuẩn bị từ trước như giấy bìa cứng, bút lông, băng dính, màu sáp hay màu nước…Giáo viên có thể cho cả lớp 3 phút để vẽ phác ý tưởng của mình ra giấy A4, sau đó có thể lấy tinh thần xung phong hay giáo viên có thể chọn ngẫu hứng các em học sinh lên thâm gia trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Các thành viên sẽ tụe thống nhất xem nên thể hiện ý tưởng nào. Trong 5 phút, các đội hãy thể hiện những chiếc mạt nạ theo sở thích và sáng tạo riêng của mình. Yêu cầu trình bày vì sao lại chọn ý tưởng này và chiếc mặt nạ đó sẽ dùng vào dịp nào? Đội nào được nhiều bạn yêu thích nhất, trình bày lưu loát, đúng ý và có nghĩa sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng giáo viên nhận xét cuộc thi, kết luận về trò chơi học tập mang lại kiến thức gì các em cần nắm. Và như vậy, trò chơi trong học tập sẽ giúp các em vừa nắm được kiến thức của bài học, xây dựng tinh thần đồng đội, đoàn kết (thông qua việc các thành viên thống nhất cùng thể hiện chung một ý tưởng), lại mang lại tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các em học sinh…

2.     Kết quả của việc dạy học kết hợp sử dụng trò chơi trong dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông :
    Các nghiên cứu về phương pháp tổ chức trò chơi đã chứng minh rằng nhờ việc tổ chức trò chơi mà :
-         Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật.
-         Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học.
-         Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong đội chơi.
-         Nội dung của trò chơi giữa các đội có thể gióng hoặc khác nhau nhưng vẫn cùng chung mục đích học tập.
-         Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trinh bày kết quả thảo luận cho  các đội chơi nên đảm bảo đủ thời gian  và làm việc có hiệu quả hơn.
-         Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
-         Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập mọt cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
    Nhất là đối với bộ môn mỹ thuật, là bộ môn sáng tạo ra cái đẹp thì việc phương pháp tổ chức trò chơi sẽ giúp cho các em có được không khí học tập nhẹ nhàng - tạo cảm xúc bất ngờ  cho học sinh  để có những điều bất ngờ hay độc đáo trong bố cục, xây dựng hình và cách dùng màu được tốt hơn. Có tinh thần đoàn kết hơn giữa các thành viên trong đội chơi.








C_ KẾT LUẬN

    Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá quan trọng mở cánh cửa tri thức cho sự phát triển của một đất nước. Và trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự phát triển và đổi mới trong giáo dục, nhất là đổi mới trong phương pháp dạy học. Trong luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Và trong quá trìng đổi mới các phương pháp day học, nhất là các phương pháp dạy học tích cực, em nhận thấy rằng : Phương pháp dạy học, đặc biệt là trong dạy học mỹ thuật có sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học bộ môn mỹ thuật.
    Và qua nghiên cứu về đề tài : “Sử dụng phương pháp trò chơi trong bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông”, em nhận thức được vai trò quan trọng của phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học, nhất là trong bộ môn Mỹ thuật - một môn sáng tạo ra cái đẹp. Không những giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tựu học, tinh thần hợp tác trong tập thể…Mà còn mang lại hứng thú hơn cho học sinh trong mỗi giờ học, một điều hết sức cần này sẽ được các giáo viên vận dụng linh hoạt vào trong quá trình cần thiết trong bộ môn mỹ thuật. Em hy vọng rằng với những phương pháp dạy học tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của nước ta./.

















TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Phương pháp giảng dạy mỹ thuật - Nguyễn Quốc Toản _ NXB Giáo dục, 1999.

2.     Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn mỹ thuật THCS _ NXB Giáo dục .

3.     Giáo trình giáo dục học - Tập 1 _ NXB Đại học Sư phạm.

4.     Một số hình ảnh minh hoạ trong chương trình phổ thông và bài của học sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét