HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỐI VỚI MÔN MỸ THUẬT
THÁNG BẢY 11, 2011 ĐỂ LẠI PHẢN HỒI
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỐI VỚI MÔN MỸ THUẬT
lê thị thanh thủy
lê thị thanh thủy
Hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với môn mỹ thuật là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường phổ thông,với mục tiêu là phát triển nhân cách và hình thành văn hóa thẩm mỹ cho học sinh, tuy nhiên hoạt động này ở nhà trường hiện nay chưa được chú trọng, điều này cũng dễ hiểu bởi điều đó nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế và môi trường văn hóa . Thật sai lầm nếu như chúng ta nghĩ rằng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày nay thì bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể đến với công chúng thông qua internet, vô tuyến, báo chí….và việc tổ chức một hoạt động ngoại khóa là không cần thiết, tốn kém và mất nhiều thời gian. Điều quan trọng nhất mà ngày nay nền giáo dục phải làm là dạy cho các em nghe, quan sát vàgiải quyết vấn đề…và hoạt động ngoại khóa không chỉ là một phương tiện để các em làm quen, tiếp xúc với nghệ thuật mà quan trọng hơn cả giúp các em cảm thụ mỹ thuật và có điều kiện để bộc lộ cá tính sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể, những thứ làm nên đời sống tinh thần của chúng.
Nhìn chung , các nhà trường hiện nay nhất là ở các thành phố lớn hoạt động ngoại khóa đối với môn mỹ thuật đã được chú ý đến với những hoạt động như: đi xem triển lãm, đi tham quan các di tích lịch sử,vẽ ngoài trời…tuy nhiên chất lượng của những chuyến đi đó thì vẫn còn những vấn đề phải xem xét lạiđể tránh tình trạng kéo nhau đến xem rồi lại kéo nhau về mà kết quả thu được không được là bao, gây lãng phí vô ích.Bạn sẽ hỏi lại tôi rằng: đến sinh viên các trường chuyên nghiệp đi xem còn chẳng hiểu gì nữa lã học sinh? đúng vậy! đó là một thực trạng đang tồn tại ở một số trường nghệ thuật và cũng là một lỗ thủng lớn của giáo dục nghệ thuật nước nhà. Mỹ thuật là một môn học phát triển theo vòng tròn đồng tâm, đòi hỏi một quá trình lâu dài để thẩm thấu như việc bạn uống thuốc bắc vậy! vì vậy chúng ta phải làm nó ngay từ cấp tiểu học và phải kéo dài đến tận cấp trung học phổ thông theo một lộ trình bài bản. Do đó để chuyến đi đó không trở nên lãng phí đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kỹ càng để cung cấp cho các em những tri thức theo mục tiêu đề ra.
Đối với môn mỹ thuật thì chỉ có sự trải nghiệm trực tiếp mới mang lại cho các em những kinh nghiệm và xúc cảm thẩm mỹ và chúng ta cần phải khuyến khích và phát triển nó theo những phương pháp đặc thù, bởi lẽ đối với mỹ thuật bản thân chất liệu, kỹ thuật, khuôn khổ, không gian trưng bàylà những tín hiệu nghệ thuật rất quan trọng tác động đến thị giác của người xem .Khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật mỗi cá nhân bao giờ cũng tiếp nhận tác động thẩm mỹ bằng vốn kinh nghiệm thẩm mỹ của mỗi cá nhân, qua đó giá trị thẩm mỹ được tác giả gửi vào tác phẩm được chiếu qua lăng kính cá nhân trong quá trình trải nghiệm của họ, nghĩa là tạo điều kiện và cơ hội để các cá nhân có nhu cầu hứng thú và chủ động tích cực tham gia vào hoạt động phát huy được tính tích cực chủ động của chủ thể sáng tạo
Bởi vậy quan điểm chung của tôi về hoạt động ngoại khóa đối với môn mỹ thuật đó là :
nhà giáo cần phải tạo ra cho học sinh nhiều hình thức tiếp xúc tích cực, đa dạng sao cho học sinh hứng thú tự mình phát hiện lĩnh hội những giá trị , những quan niệm giá trị của nghệ sỹ được biểu hiện trong hình thức nghệ thuật, nhân đó các em sẽ kiểm tra lại những quan niệm của mình về nghệ thuật và về cuộc sống, song những hoạt động phải đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, điều kiện nhà trường và địa phương.
Trước mỗi hoạt động ngoại khóa, người giáo viên chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi này : học sinh đã có được những kiến thức gì về chủ đề sắp tới? chúng cần biết thêm cái gì? giáo viên sẽ tổ chức những hoạt động gì để các em thể hiện xúc cảm và hoạt động thẩm mỹ của mình?làm sao để đo lường được nhận thức thẩm mỹ mà các em vừa nhận được qua chủ đề của hoạt động ngoại khóa?
Hoạt động ngoại khóa không phải là một hoạt động mang tính giải trí và tự phát, nó cần phải có một kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo.Để đảm bảo hoạt động ngoại khóa thành công chúng ta cần phải dựa trên những cơ sở sau:
_Thứ nhất: Kết hợp giữa dạy học trên lớp và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đề cao sự thống nhất và kết hợp trong quá trình dạy học_giáo dục, giữa quá trình giáo dục và tự giáo dục, gữa quá trình giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp,ngoài nhà trường chúng bổ sung, mở rộng và làm phong phú lẫn nhau, tạo điều kiện cho quá trình cảm thụ và sáng tạo của học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
_Thứ nhất: Kết hợp giữa dạy học trên lớp và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đề cao sự thống nhất và kết hợp trong quá trình dạy học_giáo dục, giữa quá trình giáo dục và tự giáo dục, gữa quá trình giáo dục trên lớp và ngoài giờ lên lớp,ngoài nhà trường chúng bổ sung, mở rộng và làm phong phú lẫn nhau, tạo điều kiện cho quá trình cảm thụ và sáng tạo của học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
_Thứ hai: Phát huy tính cảm xúc sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cảm xúc thẩm mỹ là nét đặc thù của quá trình nhận thức thẩm mỹ. “Không có cảm xúc, quan hệ của con người và thế giới chỉ là một quan hệ nhận thức lạnh lùng khô cứng”(txecnơxki)
Cảm xúc thẩm mỹ là nét đặc thù của quá trình nhận thức thẩm mỹ. “Không có cảm xúc, quan hệ của con người và thế giới chỉ là một quan hệ nhận thức lạnh lùng khô cứng”(txecnơxki)
Như vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường là một con đường bao gồm nhiều hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ , góp phần phát triển nhân cách toàn diện nói chung, phát triển mặt thẩm mỹ trong nhân cách nói riêng cho học sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét