Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

5 Cách Treo Tranh Cơ Bản




tranh,tỳ hưu,đá may mắn,đá quý

Trước khi trang trí tường bằng tranh, bạn cần hiểu về bố cục và có chút tư duy mỹ thuật.
Ngày càng có nhiều người sử dụng tranh trang trí trong nhà. Bởi trang trí bằng tranh có ưu điểm là thường ít bị lỗi thời và dễ thay đổi khi cần thiết. Hơn nữa, bức tranh không những chỉ làm đẹp nhà mà còn nói lên được phần nào "gout" thẩm mỹ của chủ nhân.

Cách chọn tranh và treo tranh trong một không gian phụ thuộc nhiều vào phong cách nhà theo kiểu châu Âu hay châu Á, hiện đại hay cổ điển. Tranh cũng phải phù hợp với công năng sử dụng của căn phòng nơi treo tranh. Trong bài viết này, xin không nói đến vấn đề chọn tranh mà chỉ giới thiệu với bạn đọc 5 cách treo tranh dễ ứng dụng nhất:
1. Treo tranh tạo bố cục trọng tâm
tranh,tỳ hưu,đá may mắn,đá quý
tranh,đá quý,đá may mắn

Cách này thường hay sử dụng ở phòng khách, sảnh. Tranh được treo nơi trung tâm, theo kiểu đăng đối. Tranh thường có khổ lớn và ấn định trọng tâm cho không gian nội thất đó.
2. Treo tranh theo bố cục tự do 

tranh,tỳ hưu,đá quý,đá may mắn
tranh,tỳ hưu,đá quý,đá may mắn

Có thể treo đủ các loại khung khác nhau, nhiều loại hình ảnh hoặc theo dạng một bộ sưu tập. Cách treo này thích hợp với phòng trẻ em, thư viện, phòng ăn.
3. Treo tranh với bố cục theo dạng xếp đặt kết hợp với đồ nội thất khác 

tranh,tỳ hưu,đá may mắn

Dạng này đang được những người trẻ tuổi ưa chuộng với phong cách nhà hiện đại. Dạng xếp đặt có thể gây ấn tượng với những bức tranh lớn để dưới sàn dọc lối đi, ở góc phòng. Tranh có thể làm phông cho bình cây khô. Tranh được xếp đặt kết hợp với đồ trang trí nội thất khác, thường tạo thành điểm nhìn thu hút trong một không gian.
4. Treo theo bố cục tranh 

tranh,tỳ hưu,đá may mắn

Một bức tranh có thể được chia ra làm nhiều mảnh và khi treo lên, tranh là những mảnh ghép. Lúc này tranh đã có một bố cục khác một bức tranh thông thường.
Ví dụ như bức tranh bộ ba cái, mỗi cái một màu khác nhau được treo dọc hoặc ngang sẽ tạo bố cục khác lạ.
5. Cách tạo bố cục theo dạng tranh sống

tranh,đá quý,đá may mắn

Trong nhà có thể treo gương lớn để ở những góc khác nhau, có thể thấy các khung cảnh khác nhau tạo nên những khung hình đẹp. Hoặc trên tường khoét một khung và bo bằng khung tranh. Nhìn qua khung này, cảnh vật thiên nhiên sẽ tạo thành bức tranh thật sống động.

Hình tượng con nghê trong văn hóa Việt



Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim hạc và con nghê. 
Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, vậy con nghê xuất hiện từ bao giờ ? Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc Thuộc ?

Đôi nghê cổ (Phục chế của nghệ nhân Trần Độ)

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ.

Nghê đá

Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.
Rồi để bầy chó đá hoá linh trước điện thờ, hay bàn thờ ở những nhà giàu có, ở các đình chùa đền miếu, chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét uy nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê.

Đĩa trang trí hing con nghê
Đĩa trang trí con nghê và hoa lá


 Tóm lại con Nghê là một linh vật được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt. Con Nghê thường được thấy qua các món đồ gốm như: Tượng con Nghê,  Bình đốt trầm hương trên bàn thờ, Nậm rượu hình con Nghê, Chân đèn hình con nghê, Đĩa trang trí hình con nghê.

 
Vài hình tượng con Nghê tiêu biểu

Đôi nghê thời Lê, TK 15 (Phục chế của thangmdk)

  Đôi Nghê này cao 30cm, bằng gốm, phủ men ngà, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc. Mặt Nghê ngắn. Mình Nghê thon dài, rất thanh tú. Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng. Lông trên sống lưng chạy như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi. Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong. Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma. Tai Nghê lớn nhưng không dựng lên như tai chó. Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó.

Nậm rượu hình con Nghê

Nậm rượu hình con Nghê. Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng. Nghê ngồi trên một bầu rượu có dáng trên tròn dưới ống. Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này không còn, cho nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn). Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê.

Các bình đốt trầm làm thời Chu Đậu (thế kỷ 16, 17, 18 ) gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật. Đây là chỗ bỏ trầm vào đốt. Phần trên là nắp. Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới. Mình Nghê rỗng, khi đốt, trầm khói từ phần hộp phía dưới luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ mở, trông rất oai nghiêm. Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi.


Đỉnh hương hình Nghê, Rồng (Phục chế của nghệ nhân Trần Độ)

  
Chân đèn nghê năm 1637 (Phục chế của thangmdk theo mẫu của Bảo tàng Guimet Paris) 

Chân đèn tạo hình Nghê quỳ với cột hình tháp trên lưng. Nghê và cột hình tháp được trang trí nổi các hoa văn tinh xảo hình mây, rồng. Men rạn ngà vẽ hoa văn màu chàm.
Phân biệt con nghê và con lân:
Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân giống sư tử, đầu có 1 sừng, chân ngựa, mình tròn mập có vảy, đuôi ngắn, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, dáng thanh, đuôi dài, trông rõ ràng dáng chó. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu làm vào khoảng thế kỷ 16, 17 cũng có hình con lân, nhìn vào thì thấy rõ ngay là con lân chứ không phải là con nghê. (Trong sách “Vietnamese ceramics – a separate tradition” của John Guy và John Stevensen soạn, có nhiều hình bình hương trầm với con nghê nhưng đồng thời lại có hình con lân mà ghi chú nhầm là con nghê).Trong khoảng trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân ở ngay trước sân chùa Bái đính, Ninh Bình chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân.


 
Tượng con lân (kỳ lân) ở chùa Bái đính, Ninh Bình
Thời thịnh đạt của Con Nghê
Trong những thế kỷ Bắc Thuộc khi người Trung Hoa làm đủ mọi cách để hủy diệt văn hoá Việt Nam, như: tịch thu, hủy diệt và cấm làm trống đồng, bắt người Việt đổi theo họ Tầu (vì thế những họ cổ Việt Nam như họ Trưng (Trưng Trắc)… không còn nữa….), thì không biết ông cha ta có làm hình tượng chó đá và con Nghê không? Quan sát cách sinh hoạt của người Thượng trên các miền cao nguyên, ta thấy rằng con chó vẫn là con vật rất quan trọng của đời sống thôn dã. Vậy thì ai có thể quả quyết rằng, chó đá, con Nghê không được phát sinh từ thời xa xưa? Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa có dịp may được thấy các hình ảnh hay vật tích hình con Nghê của thời đại cổ xưa này. Ước rằng có người với những phương tiện đầy đủ sẽ làm các việc khai quật nghiên cứu và tìm ra di tích con Nghê từ thời xa xưa.
Khi Đinh Bộ Lĩnh dành lại nền tự chủ cho nước Việt, nhà Lý, nhà Trần, rồi nhà Lê nối ngôi dựng lại nền văn hóa thuần Việt phong phú cùng văn học, xã hội, chính trị, nghệ thuật tạo hình của người Việt phát triển rực rỡ.
Trong bối cảnh văn hoá ấy, với sự nẩy nở của những nghệ phẩm, tác phẩm Việt Nam, sự phát triển của kiến trúc đình chùa, sự phát triển của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi nhiều hơn nữa những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày. Khung cảnh và nhu cầu này đưa đến biết bao phát triển của nghệ thuật tạo hình. Nhu cầu tinh thần, nhu cầu vật chất được đáp ứng bởi bàn tay, khối óc của các nghệ nhân Việt lúc nào cũng xông xáo sáng tạo. Biết bao kiến trúc, cung điện, đình chùa với mái cong thuần túy Việt được dựng lên. Đồ gốm Việt Nam bừng lên tổng hợp kỹ thuật và sắc men Trung Hoa với dạng thức, nét vẽ, và phong cách hoàn toàn Việt Nam. Từ đây những bình, ấm, tô, chén, đĩa… những món đồ Lý Trắng, Lý Nâu, Lý Lục, Lý Đen, những món đồ men ngọc, chuyển qua những món men trắng hoa chàm của đời Trần, đời Lê tuyệt vời, được sản xuất mạnh mẽ. Rồi tiếp theo đó, sang thế kỷ 16, 17, 18 là thời của gốm Chu Đậu, thời tuyệt đỉnh của đồ gốm Việt Nam, với biết bao phẩm vật xuất cảng sang vùng Ba Tư, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nhật Bản….
Dựa trên số lượng và phẩm tính của những con Nghê trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập của các tư nhân, ta thấy rằng thời thịnh đạt nhất của con Nghê là từ đời Lý cho đến cuối đời Tây Sơn (thế kỷ 11 đến thế kỷ 18). Suốt từ đời Lý, Con Nghê được trọng dụng ở khắp mọi nơi, từ những ngôi nhà dân dã, từ cung đình, cho đến lâu đài, đình chùa, lăng miếu… Đến cuối đời Lê, loạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đất nước đi vào 300 năm khói lửa, nhưng không vì thế mà văn hoá Việt điêu tàn mà trái lại càng phát triển mạnh thêm về mọi mặt (thơ văn, kiến trúc, khắc gỗ, gốm sứ …). Trong suốt 8 thế kỷ này, các bình hương trầm, các nậm rượu, và các tượng hình con Nghê là những món không thể thiếu ở nơi tế tự, ở các nhà trưởng giả cho đến nhà bình dân.

Thời suy tàn của con Nghê
Khi Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, triều đình nhà Nguyễn – có lẽ do mặc cảm, do lòng thù ghét các dấu vết văn hóa của đất Bắc, của nhà Trịnh, nhà Tây Sơn – đã quay lưng lại văn hóa Việt Nam mà ưa chuộng văn hóa Trung Hoa. Thế nên, con rồng Việt Nam uyển chuyển của đời Lý Trần Lê, đã bị thay bằng con rồng Tầu thân mập vẩy to, mặt ngắn. Thế nên, thành Thăng Long bị phá đi xây lại nhỏ hơn và biết bao cung điện đời trước (còn lại sau những năm dài chinh chiến) đã bị nhà Nguyễn cho phá đi. Thế nên, trong dù đang chật vật cạnh tranh với đồ gốm Tầu trên thị trường quốc tế, cả một kỹ nghệ đồ gốm Việt nam đã không được triều đình nâng đỡ. Thay vào đó, các món đồ dùng trong cung đình Huế thì được đặt làm từ các lò gốm ở bên Tầu. Thế nên, cả làng Chu Đậu (Hải Dương) phải bỏ nghề gốm mà chuyển qua nghề dệt chiếu (một số nhỏ đã dọn đến Bát Tràng tiếp tục nghề cũ, trong phạm vi rất nhỏ hẹp so với Chu Đậu). Trong các cung điện ở Huế, con Nghê không được dùng, vì đã bị con Lân của Tầu thay thế. Các lư trầm bằng đồng với hình tượng con Lân trên nắp trở nên phổ thông. Các nhà trưởng giả đua theo triều đình chuộng các linh tượng Trung Hoa. Kỹ nghệ đồ gốm tàn lụi, con Nghê chỉ còn sót lại trong những bàn thờ cổ ở chốn thôn dã. Hãy đi đến các ngôi chùa, các kiến trúc ở Việt Nam làm từ thế kỷ 19, ta thấy ngay rằng, con rồng Việt đã biến đổi, con Nghê đã bị thay bằng con Lân, chim Hạc chỉ còn là biểu tượng xưa cũ.
Thương thay, các biểu tượng thuần Việt, các nét tạo hình thuần Việt không còn được người Việt biết đến nữa.
Lâu nay, khi đi qua cửa các nhà giàu có ở Hoa Kỳ, ta vẫn thấy chủ nhà hãnh diện bầy hai con Lân hai bên cửa, cứ như là chùa Tầu. Ở các lò gốm bên Việt Nam, ở Non Nước, Đà Nẵng-Hội An, các nhà khắc chạm cẩm thạch, đâu đâu cũng chỉ sản xuất toàn con Lân mà không có con Nghê. Buồn thay! Chúng tôi ước ao rằng các nhà làm đồ gốm Việt Nam sẽ làm lại tượng con Nghê, bình hương trầm con Nghê để tất cả chúng ta còn hãnh diện nối theo dòng văn hóa Việt Nam của ông cha thủa trước.

Rồng trong mỹ thuật Việt Nam



(theo Đặng Tiến )

 
Rồng là linh vật truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới. Mỗi địa phương, mỗi thời điểm, nó mang chức năng và hình dạng khác nhau. 
Bài này chỉ giới hạn trong hình dạng con Rồng qua lịch sử mỹ thuật Việt Nam, dĩ nhiên là thỉnh thoảng cũng phải đề cập đến nguồn gốc của nó cho rõ nghĩa. Để bạn đọc dễ bề theo dõi, chúng tôi tạm phân biệt bốn giai đoạn trong tiến trình tạo hình con Rồng : 
- Rồng Văn Lang, từ vùng sông Hồng đến Thanh Hóa, trước Tây lịch
- Rồng Giao Chỉ, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ X, chịu áp lực văn hóa Hán tộc.
- Rồng Đại Việt, thời Lý Trần (TK X – XIV)
- Rồng thời Lê Nguyễn, (từ TK XVI) dần dần bị ảnh hưởng Trung Quốc. 
Miêu tả như vậy, là theo dòng lịch sử. Nhưng lịch sử nghệ thuật không nhất thiết phải liên tục, phải duy lý, trải qua bốn ngàn năm ghềnh thác. Có thể hình dạng con Rồng ta thấy ngày nay không can hệ gì đến những hoa văn trên đồ đồng của tổ tiên ta thời Đông Sơn, cho dù có đôi đường nét chung. Liên hệ có khi chỉ là thành kiến : chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, vậy con Rồng của chúng ta ngày nay phải là hậu duệ của con Rồng Lạc Long Quân. Cái tình là như vậy. Cái lý muốn như vậy.  Nhưng lịch sử mỹ thuật chưa chắc đã liên tục. 
Bài này cung cấp hình tượng Rồng qua những giai đoạn, nhưng không dám khẳng định con rồng này là tiến trình của con rồng kia. Nghệ nhân thời Lê, và ngày nay, vẽ con rồng, chưa chắc gì đã biết đến con Rồng thời Lý – đặc biệt Việt Nam – đừng nói gì đến con Rồng Văn Lang. Chúng ta không nên vì tự hào dân tộc mà suy luận sơ đẳng. 
Khái niệm Rồng có thể xuất hiện từ thời rất xa xưa, dĩ nhiên không phải dưới danh xưng “Rồng”. Tổ tiên ta gọi “con ấy” là con gì thì không ai biết. Sử sách có nói đến con thuồng luồng, con giao long : người Văn Lang thời đó “xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại nên có tục xâm mình theo dạng thủy quái để tránh tai họa giao long” ,theo Lĩnh Nam Chích Quái, truyện họ Hồng Bàng. “Dạng thủy quái” ra sao, chúng ta không rõ, nó có phải là tiền thân con Rồng hay không, cũng chỉ là suy đoán. Có thuyết nói : chữ “thuồng luồng” phát sinh ra chữ “long” rồi biến âm thành chữ “rồng”. Nhưng theo cố giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, thì ngược lại, từ “rồng”có trước, vào thời Hán, chữ “thuồng luồng” xuất hiện về sau, vào thời Đường. Theo ông, thời tiền sử, người Việt gọi rồng bằng cái tên gì khác, như là rắn hay cá sấu. Hai chữ giao-long có nghĩa là “cá sấu-rồng”. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Huỳnh hữu Ủy cho biết, trong tiếng Mường còn chữ “con khú – con rôông” để chỉ con cá sấu, con rồng, và còn câu tục ngữ “con khú làm chồng, con rồng làm nhân ngãi”.
 Nói chung, nhiều sử gia cho rằng  giao long trong sử cũ là  cá sấu, bách hại đời sống nông dân và ngư dân cả vùng Đông Nam Á, bằng cớ là mãi đến đời Trần, Nguyễn Thuyên còn phải làm văn tế cá sấu (1282). Mặt khác các vua nhà Trần có truyền thống thích hình rồng vào đùi, cho đến đời Trần Anh Tông (1299) mới bỏ. Sử sách còn chép rõ chuyện này.
Hình ảnh sấu-rồng, giao long sớm nhất còn lưu dấu đến ngày nay, có lẽ là hoa văn khắc chạm trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) khoảng một nghìn năm trước Tây Lịch : hình một cặp cá sấu đối diện liên kết với nhau (hình 1).

 
1. Giao long khắc trên thạp đồng Đào Thịnh

Đây là thời kỳ các bộ tộc Lạc Việt Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu định cư chắc chắn và liên kết với nhau thành nước Văn Lang vùng châu thổ sông Hồng và trung du lân cận dưới triều đại Hùng Vương. Các bộ tộc Âu Lạc Việt đã bắt đầu xây dựng huyền thoại về nguồn gốc, sùng bái vật tổ (totem, Rồng Chim) sau này sẽ trở thành truyền thuyết (chim) Lạc (rồng) Long Quân. Dĩ nhiên là tên Lạc Long Quân sẽ xuất hiện về sau, có lẽ vào giữa thời Bắc Thuộc dưới ảnh hưởng của Đạo giáo,”quân” là chức sắc cao cấp trong tín ngưỡng Đạo giáo. Nhưng huyền thoại thì có trước. (Lạc còn có nghĩa là ruộng Lạc). 
Gần gần với niên đại cặp giao long trên thạp đồng Đào Thịnh, Yên Bái , thì ở Trung Quốc  trên thạp đồng An Dương đời Thương đã xuất hiện hình rồng hoàn toàn khác, vóc dáng khác, đầu có sừng giống sừng cừu. Từ đó ta có thể nghĩ đến tính cách độc lập của “con rồng bản địa” của Văn Lang
Rồi con giao long của sông Hồng dần dần được cách điệu hóa. Trên lưỡi giáo tại Núi Voi thế kỷ thứ VI trước T L, hình  giao long thon dài, đứng trên bốn chân, sống lưng và có đuôi có xương mọc thẳng đứng (hình 2). 

2.  Lưỡi giáo núi Voi, tk VI trước TL

Theo học giả Bezacier: “con giao long (sấu) này sẽ được cách điệu để thành hình rồng về sau, thường gặp trong nghệ thuật Hoa, Việt”. Trên một mũi lao Đông Sơn, thế kỷ VI trước TL, giao long có bốn chân, bờm hất ngược, đuôi cong  (hình 3).

3. Lưỡi giáo Đông Sơn, thế kỉ V trước Tl

Có thuyết nói rằng hoa văn này đã chuyển sang Trung Quốc thời Chiến quốc và ảnh hưởng đến con rồng Hán tộc về sau . Như con giao long trên một tấm giáp đồng tìm thấy ở Ninh Bình (hình 4) hay trên một lưỡi rìu Đông Sơn (hình 5), vẫn còn đầu cá sấu, nhưng đuôi đã dài ra và cuộn tròn như đuôi rắn, cùng với hoa văn thời Hán.

4.Giao Long đậu trên mảng áo giáp đồng Ninh Bình (thế kỉ IV trước CN)  

5.Đôi giao long trên lưỡi rìu Đông Sơn (thế kỉ II trước CN)

Theo sử gia Lê Thành Khôi hình rồng của Việt Nam cũng như Trung Quốc nguyên thủy là hình cá sấu, ngày nay vẫn còn tồn tại ở các nền văn hóa Đại dương châu. Sấu và chim là vật tổ của nhiều dân tộc Đông Nam Á trong đó có các bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt liên minh thành nước Văn Lang và Âu Lạc. Huyền thoại Rồng Tiên, từ hình ảnh sấu- chim, hay truyền thuyết Lạc Long – Âu Cơ có lẽ do đó mà sản sinh ?
Khi nước Âu Lạc thời An Dương Vương (257-208 trước TL) bị nhà Hán thôn tính, nhất là sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại (0040-0043) thì nền văn minh Đông Sơn cũng tàn phai và xã hội lạc hầu, lạc tướng bị phân hóa.  Con rồng bản địa, con giao long của văn hóa sông Hồng cũng đứt đoạn, dù cho, về sau, nó còn xuất hiện như ở Lạch Trường, trên một đĩa đèn có cán hình đầu rồng,đã cải tiến, thế kỷ thứ III sau Tây lịch (hình 5 bis).

5. bis, Đĩa đèn, đồng, tk III

Dưới thời Bắc thuộc, con rồng Giao Chỉ có bốn chân, đuôi cong, thân hình thon dài mềm mại, còn giữ hình dạng đầu cá sấu ở giai đoạn đầu như trên một viên gạch nung thế kỷ 1 sau Tây lịch, tìm thấy ở một ngôi mộ vùng Lim (hình 6).

6. Gạch nung, Giao Chỉ, tk I

Nhưng sau đó, hình rồng sẽ thay đổi : đầu cá sấu biến dạng, nhường chỗ cho đầu một con vật tưởng tượng, kết hợp nhiều nét động vật khác nhau, đặc biệt có vẩy và có cánh, có râu hàm và lông chân, giống con rồng Trung Quốc (hình 7).


7. Gốm Giao Chỉ, tk III 

Sau khi đất nước tự chủ, Ngô Quyền phá quân Nam Hán (938) con rồng Đại Việt thoát ly ra khỏi ảnh hưởng phương Bắc :  rồng thời Ngô, trên mảnh gạch nung ở Cổ Loa, thân ngắn,  không có cánh, đã báo hiệu những nét rồng Đại Việt thời kỳ sau (hình 8).

8. Gạch nung, thời Ngô, tk X

Phải đợi đến triều Lý (1010-1225) hình rồng dạng rắn mới phát triển dưới vóc dáng rồng-rắn đặc biệt Việt Nam trong nhiều ý nghĩa : rồng là biểu tượng của vương quyền “thiên tử”, theo gương vua  Hán Cao Tổ. Rồng còn tượng trưng cho các vua nhà Lý, là hình tượng của chủ quyền dân tộc “dòng giống rồng tiên”, ước vọng phồn thịnh, mưa thuận gió hòa v.v… Khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) đặt tên quốc đô là Thăng Long, là chọn một cái tên giàu ý nghĩa; chuyện “rồng vàng bay lên” để đón vua e chỉ là truyền thuyết. Hai chữ Thăng Long chắc đã được Lý Thái Tổ và quốc sư Vạn Hạnh chuẩn bị từ trước, chẳng cần đợi rồng bay. (Thuyền vua đỗ dưới chân thành vào tháng 7 mưa ngâu, trông lên trời mây ắt thấy rồng : tổ tiên ta tuyên truyền chính trị rất giỏi). 
Con Rồng triều Lý là một sáng tạo dân tộc, khác với rồng Trung Quốc : thân hình thon dài như thân rắn uốn lượn trên một nhịp dần dần nhỏ lại về phía đuôi nhọn, chân là chân chim móng vuốt nhọn sắc. Đầu có mào hình chữ S, như mào chim hay rắn thần trong truyền thuyết, không có sừng như rồng Tàu, nhưng có vòi, ban ơn mưa móc, uốn mình trong ngọn lửa; cái vòi có lẽ do ảnh hưởng phương Nam, con rồng makara Chàm-Ấn. Miệng há rộng, răng sắc đớp ngọc minh châu, nguyên là quả cầu tượng trưng cho mặt trời và sấm sét. Râu, bờm, lông móng oai dũng kết hợp thành những đường nét nhịp nhàng, hài hòa như một đất trời gợn sóng (hình 9 , và bản vẽ lại của Trần Tuy).

9. Rồng nhà Lý, tk XI

Tư tưởng chính trị, triết học, tôn giáo là của triều thần nhà Lý, nhưng hình rồng là sáng tạo của nghệ sĩ dân gian. Ngày nay chúng ta tự hào và ngạc nhiên tự hỏi : sao vào thời trung cổ cách đây cả ngàn năm dân tộc ta đã có nền nghệ thuật tạo hình phong phú và tinh tế như thế ? Con rồng thời Lý là bản sắc dân tộc, đỉnh cao của mỹ thuật Việt Nam. Hay nói như Thái Bá Vân, “đến mỹ thuật Lý thì thẩm mỹ Việt Nam ở cái đỉnh mẫu mực của mọi vòng sáng tạo”. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung cũng đã nhiều lần, từ 1944 về sau, ngợi ca con rồng này.
Triều Trần (1225-1400) phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm từ phía nam phía bắc. Cuộc chiến đấu gian lao và kiên cường đã tạo một khí thế cho con rồng nhà Trần : nó vạm vỡ hơn, mập mạp hơn và tự nhiên là phải bớt phần hào hoa, mềm mại (hình 10). 

10. Rồng khắc gỗ, thời Trần

Nhưng dần dần Khổng giáo chiếm ưu thế trên một nền phong kiến mỗi ngày một chuyên chế, về cuối đời Trần con rồng Việt, phần nào đó, đã bắt đầu chịu thêm ảnh hưởng rồng Trung Quốc.
Cho đến đầu thời Lê (1428-1527), con rồng dù vẫn còn giữ đôi nét truyền thống, chuyển dần sang những đường nét phong kiến phương bắc : nó là biểu tượng thiên tử, bay lượn trên trời mây, bộ dáng oai vệ, hung hãn phun ra lửa, mửa ra khói. Đầu mọc thêm sừng như con rồng nhà Minh. Rồng phong kiến toàn thịnh dưới một triều đại phong kiến toàn thịnh : thời Lê Thánh Tông (hình 11).

11. Rồng khắc bia Lê Thánh Tông

Nhà Mạc ngắn ngủi (1527-1592) đã để lại một nghệ thuật tạo hình đáng kể : con rồng nhà Mạc bớt vẻ uy nghi dù vẫn phương phi. Hình rồng uyển chuyển, nét vẽ lưu loát như phục hồi nghệ thuật Việt Nam, dựa trên bố cục toàn bộ, không ưu đãi những thành phần chính, phụ.

Rồng nhà Mạc

Khi nhà Lê trung hưng (1592-1788) các vua chúa phục hồi lại hình rồng vương giả trong nghệ thuật cung đình (hình 16). Nhưng xã hội đã đổi thay, đô thị phát triển, hàng hóa luân lưu, ảnh hưởng nước ngoài… đã tạo ra nếp sống khác; và phát triển văn học dân gian, truyện tiếu lâm, truyện nôm và nghệ thuật dân gian, với con rồng dân gian còn thấy trong điêu khắc gỗ : con rồng gia súc sống chung với gà lợn (hình 13), rồng ôm con cuộn mình trong rơm ổ,  rồng đùa nghịch với trẻ con (hình 14), rồng làm phương tiện vận chuyển cho dân gian (Nguyễn Đỗ Cung, và Thái Bá Vân, sđd).

16. Rồng Lê Mạt, tk XVIII

13.Rồng bị chó đuổi, khắc gỗ chùa Cói, thời Lê Mạt, TK XVII

14. Trẻ em đùa Rồng, khắc  gỗ, tk XVII

Rồng vui, tếu của  dân gian đối lập với  Rồng của triều đình, dù là thời Tây Sơn (hình 17) hay thời Nguyễn Gia Miêu (hình 18). Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn giành độc quyền hình rồng cho biểu tượng vua chúa, và lại đúc khuôn  theo mẫu hình Rồng Trung Quốc.


17. đồng tiền Cảnh Thịnh, tk XVIII

18.Rồng bay, vẽ trên cửa sơn son thiếp vàng tại Huế, thời Nguyễn, TK XIX

Con rồng nhà Nguyễn không độc đáo, nhưng gần gũi trong thời gian, nên quen thuộc với chúng ta nhất. Các nhà lý luận mỹ thuật có khi chê tính cách cầu kỳ, phức tạp của nó, nhưng con “rồng Huế” là thành phần văn hóa thân thuộc trong tâm cảnh chúng ta ngày nay.
Họa sĩ Vĩnh Phối, gần đây đã có lời miêu tả nồng hậu : “nghệ nhân Huế đã vận dụng biến hóa tài tình thành rồng Huế, thường có sừng mọc ở vị trí tai, khác rồng Trung Quốc và rồng Lý Trần. Vảy bao phủ toàn thân, một tứ bờm có ngạnh. Bờm và đuôi soắn tròn biến thành những ngọn giáo đã xuất hiện thời Lê, chân có móng sắc. Những con rồng trang trí thời Nguyễn  có tình cách oai vệ, khí thế sinh động và toát lên uy quyền nhà Nguyễn”. 
Mô hình trang trí khá phổ biến tại Huế, trong kiến trúc, điêu khắc ở cung đình hay các nhà quyền quý, dưới dạng con giao bốn móng, hay con cù, gần với cá sấu. Chỉ có con rồng năm móng là biểu tượng dành riêng cho bậc đế vương.Trong một thuyết trình ngày 30-9-1914 tại Huế, P.Albrecht, có mô tả chính xác mô típ rồng trong nghệ thuật trang trí Huế                                                          

Sử sách ghi rõ là tổ tiên ta, từ thời Văn Lang đã có tục xâm hình thủy quái trên thân thể để tránh tai nạn cá sấu. Có lẽ từ đó đã nảy ra truyền thuyết Rồng Tiên. Hoặc là huyền thoại có trước. Nhưng nhất định là có tương quan. Hình thủy quái ấy ra sao thì ta không biết, không chắc gì đã giống con giao long trên các di tích thời Đông Sơn. 
Mô hình giao long sẽ biến đổi thành con rồng thời Lý, đặc sắc của dân tộc truyền sang đời Trần. Đến đời Lê thì con rồng cung đình bị ảnh hưởng Trung Quốc trong khi con rồng dân gian lại phát triển theo phong cách riêng. Vào triều Nguyễn mô hình rồng bị triều đình chiếm hữu và, nói chung, chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Ngày nay, nó chỉ còn là một đề tài trang trí, như trên bát đĩa thông dụng, và mất dần ý nghĩa tín ngưỡng hay xã hội. 
Từ giao long đến con rồng hiện đại, mô hình đã nhiều lần biến chuyển, nhưng không nhất thiết phải theo một lịch trình liên tục, đơn tuyến, vì thường xuyên chịu ảnh hưởng thời cuộc, ngoại lai, có lúc bị áp đặt, có khi vì giai cấp thống trị sao chép.Tuy nhiên,dù không lý luận  đơn giản, chúng ta cũng có thể kết luận mô hình rồng phản ánh nhiều nét lớn trong lịch sử dân tộc. 
Một đề tài lớn lao và lý thú, là biểu tượng con rồng Việt Nam trong toàn cảnh Đông Nam Á, và xa hơn nữa trong huyền thoại và truyền thuyết thế giới. Một đề tài như thế sẽ đối chiếu nhiều ngành khoa học khác nhau và nhất định mang lại nhiều kiến thức mới mẻ và lý thú.

Nghệ thuật phối màu – cơ bản


Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta.
Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được.
Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận.
Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.
Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.


Tóm tắt những khái niệm
Màu dương tính: Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
Màu âm tính: Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc. Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh. Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)
Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45); số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0); số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than;  số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

 
Cách dùng màu: 
• Cấp thứ nhất (Primary) Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.
• Cấp thứ hai (Secondary) Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây… Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.
• Cấp thứ ba (Tertiary) Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím. Không có “cái gọi là” màu đen, màu xám hay màu trắng vì màu trắng chỉ là sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu, màu xám và đen chính là sắc độ tăng tối đa của những màu trên.

Trình tự phối màu: 
 Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ: Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm.
Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên. Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được. Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

7 Sắc cầu vồng
Sắc độ hay tính chất của màu sắc gợi lên ít nhiều xúc động cho người xem. Người ta dùng nhiều từ khác nhau để mô tả đặc tính của màu sắc đơn và so sánh khi chúng phối hợp với nhau, tuy nhiên độ sáng và tối lại là điều cơ bản của việc tạo ra sắc độ. Nếu không có ánh sáng thì sẽ chẳng có màu sắc. Tất nhiên, ở trong bóng tối tất cả chỉ là màu đen. Ánh sáng mặt trời là chùm tia sáng có bước sóng khác nhau. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lăng kính thì sẽ tạo ra một dải màu. Trong thiên nhiên điều này được thể hiện qua cầu vồng 7 sắc. Khi ánh sáng chiếu qua 1 vật, bề mặt của nó sẽ nhận bức xạ của bước sóng ánh sáng này và phản chiếu lại bức xạ của ánh sáng khác. Nếu mức hấp thụ bức xạ của các bước sóng đều nhau và mỗi thứ một chút thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu trắng. Ngược lại, nếu nó hấp thu toàn bộ bức xạ thì chúng ta sẽ thấy vật ấy màu đen. Vậy màu sắc thấy được trên một sự vật là sự tổng hợp bức xạ ánh sáng mà bề mặt của nó phản chiếu. Cùng một vật thể, nếu chụp hình ở dưới ánh sáng tự nhiên sẽ có sắc màu khác khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo. Cũng vậy, khi soi một tờ in màu dưới ánh sáng tự nhiên thì màu sắc của hình ảnh sẽ khác khi soi tờ in dưới ánh sáng nhân tạo.

Màu sắc được phân thành 8 loại:
- Màu nóng (Hot)
- Màu lạnh (Cold)
- Màu ấm (Warm)
- Màu mát (Cool)
- Màu sáng (Light)
- Màu sậm (dark)
- Màu nhạt (Pale)
- Màu tươi (Bright)
Màu nóng: Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow. Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý. Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.
Màu lạnh: Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên. Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết. Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng. Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)
Màu ấm:Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ. Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng. Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau. Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem. Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.
Màu mát: Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh. Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên. Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng. Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.
Màu sáng: Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng. Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt. Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm. Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng. Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.
Màu sậm: Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu. Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn. Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm. Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.
Màu nhạt: Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ. Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng. Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt. Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương. Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.
Màu tươi: Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc. Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam. Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý. Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng. Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

Tác phẩm vẽ chì của các danh họa


Tác phẩm vẽ chì của các danh họa

"Man with his Head in his Hands" của van Gogh
"Man with his Head in his Hands" của van Gogh
  Vincent Willem van Gogh (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853, mất ngày 29 tháng 7 năm 1890), thường được biết đến với tên Vincent van Gogh là một danh hoạ Hà Lan thuộc trường phái hậu ấn tượng.
Tranh của Leonardo da Vinci
Tranh của Leonardo da Vinci

  Leonardo di ser Piero da Vinci  (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý - mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫunhà sáng tạo và là mộtnhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông.
Phác thảo chì của Paul Cézanne
Phác thảo chì của Paul Cézanne

  Paul Cézanne (19 tháng 1 năm 1839 - 22 tháng 10 năm 1906) là một họa sĩ người Pháp thuộc trường phái Hậu ấn tượng; ông là người được cho là cây cầu nối giữa trường phái ấn tượng thế kỷ 19 tới trường phái lập thể thế kỷ 20.
Pablo Picasso “Tête de Femme” 1965 Pencil on paper
Pablo Picasso “Tête de Femme” 1965 Pencil on paper

  Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4 năm 1973), thường được biết tới với tên Pablo Picasso hay Picasso là một họa sĩ vànhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Pablo Diego José Francisco de Paula Juan Nepomuceno María de los Remedios Cipriano de la Santísima Trinidad Clito Ruiz y Picasso. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỉ

Renoir Woman in a Rocking Chair , pencil and crayon
Renoir Woman in a Rocking Chair , pencil and crayon

  Pierre-Auguste Renoir (25 tháng 2 năm 1841 - 3 tháng 12 năm 1919) là một họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cáchtrường phái biểu hiện. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể của nữ giới.

Các bước tuần tự để thực hiện một bức tranh sơn dầu


Eldon Warren

Khi ai đó nhìn vào một trong các bức tranh của tôitôi muốn họ có thể để thêmkinh nghiệm của họ với những gì tôi đã làm  cảm thấy bên trong tàu kéo nhỏ mà nói, tôi đã thực hiện "Tôi nghĩ tôi đã có." là loại kết nối tôi rất hạnh phúc.
 
Đây là sự khởi đầu của một phong cảnh
Những gì tôi tập trung vào hầu hết với các khu vực trên đã được vẽ không gian vàcảnh quan phải đi xa vào khoảng không như tôi  thể làm cho nó điTôi bắt đầuvới các sắc đậm của các cây thông gần  nhẹ hơn và một chút màu xám hơn.Ngoài ra, trong hàng cây sau và hai bên đồi, tôi vẽ với một chi tiết ít hơn rất nhiều rất nhiều màu chuyển sang màu xám để giữ cho mọi thứ sẽ đi vào khoảng cáchTôi chải trên bầu trời và những đám mây trắng hơn nhưng khá ánh sángnhư bầu trời trong khu vực đó giữ nguồn ánh sáng cho phần này.

Sau đó, tôi kéo trở lại vẽ brush dọc theo bờ sôngMàu sắc  đây ấm hơn và tôi sẽ tiếp tục sơn ấm áp như tôi nhận được trở lại gần gũi hơn với các nền trước.Bóng màu đỏ / màu nâu của cây thông  xâm nhập đầu tiên của tôi vào khu vực này.
  
(Coban + trắng) sáng màu xanh khu vực trong nước ấm với một chút củaalizarine đỏ thẫm  chải khá nhanh chóngĐoạn này sẽ cung cấp cho tôi một cái gì đó để vẽ vào (nước sang ẩm ướtvới một số màu sắc trên bầu trời một chút sau đó.

Tôi cũng vẽ đậm những bóng tối trên các diễn viên nước bởi những cây thông.Nguồn ánh sáng sau những cái cây  các cây được đúc một bóng tối lên nước.Khi các nguồn sáng trực tiếp phía sau  một đối tượngtrong trường hợp này,cây thôngmột cái bóng được ném vào tiền cảnhBóng đổ gây ra các khối nướcphản chiếu từ bầu trời  cho phép một người nào đó từ quan điểm này vào nướcđể dưới cùng của lòng sôngMàu sắc  đây có vẻ là rất ấm áp và gỉNgoài ra tôiđã đặt trong tán lá dưới bên phải giữ cùng một khái niệm trong tâm trí của màu sắc ấm hơn lên phía trướclàm mát từ xa.

Đây là nơi tôi bắt đầu vẽ ướtmàu sáng hơn vào trong nướcTôi cũng bắt đầu vẽ tranh trong một số phản xạ và màu sắc từ bầu trờiBóng tối trên mặt nước  một chút khó khăn vượt nên tôi lấy cơ hội này để làm mềm cạnh  nhận được chúng để trở thành một phần của bề mặt nước.
 
  
Tiếp theo, các màu cơ bản cho thanh cátTôi sẽ sử dụng cơ sở này như tôi đã làm màu xanh trong nướcTôi sẽ vẽ trở lại vào  ướt ướt  phát triển nhữngkết cấu và hình dạng của đá trong khu vực đó.
 


Ba chi tiết nêu trên cho thấy làm thế nào tôi làm việc theo cách của tôi. Up đóngnó chỉ đơn giản một chút ren nhưng  hình dạng và chi tiết như người xem đượctiếp tục đi từ mảnhTôi sử dụng một vòng để làm các chi tiết trong này.
 
Bây giờ bức tranh là nhiều hơn hoặc ít hơn hoàn toànTôi đã kết thúc  đặt một vài chi tiết trong các loại cây như thân cây và một vài  nhánhThân trên bên trái và gần gũi ấm hơn và nhiều hơn một chút khác biệt hơn so với những người bên phảiTrung tâm của tôi quan tâm được đặt  cuối cùng.

Janet Zeh

 
Tranh mùa thu - sơn dầu - Janet Zeh
Phong cảnh mùa thu là một nguồn cảm hứng ở New EnglandHôm nay, tôi đã nhận ra một trong các bức tranh sơn dầu cất giấu trong phòng cung cấp của tôi đã làm việc.

Một dòng đá bao quanh bởi những tán lá rực rỡ  mục tiêu cho bức tranh 16x20inchTôi sẽ làm việc trong các cú đánh ấn tượng để truyền đạt sức sống  năng lượng đi kèm với không khí mùa thu  bọt núi dòng.

 
  
Trước hết, tôi kết hợp một màu tím sâu để phác thảo các thành phần với đột quỵnhanh chóng
Tiếp theo, các khu vực bầu trời được sơn với màu nhạt Pháp Ultramarine Windsor xanh pha trộn với màu trắngTôi chắc chắn rằng để thêm một số hiển thịcủa các đám mây mỏng manh
Tôi sẽ sử dụng 1 căn hộ "bàn chải ngắn lông (sáng) cho toàn bộ mảnhngoại trừmột hoặc hai chi tiết của các chi nhánh ở cuối.


Thông thường, tôi thích để bắt đầu với các khu vực xa nhất kể từ khi các màu sắc nhạt màubluer  dullerNhưng lần này, tôi vẽ một trong những cây tiền cảnh đầu tiên chỉ để có được một cảm giác của sự tương phản giữa xa và gần.

Sau đó, tôi đã đi vào nền với màu nhạt màuBạn đã  thể thấy sự khác biệt?Cây tiền cảnh hiện ra.

 
  
Trộn màu vàng  màu xanhtôi nhanh chóng vẽ trong cây thường xanh caoBàn chải ngang hoàn hảo cho việc này  cây có thể được vẽ với chỉ một vài nét.


Tiếp theotôi tiếp tục vẽ phía bên kia của dòng suối.
Bây giờ chúng tôi nhận được những tán lá vàng được thực hiện với hỗn hợp màu vàng ấm áp và mát mẻmàu đỏ và màu xanh lá cây.



  Đây là một close-up của các cây màu vàng vẫn còn sử dụng bàn chải ngang.



Phản ánh được sử dụng để chỉ các nước trong một dòng suốiNước là rõ ràng và hành vi giống như một tấm gương  nó vẫn cònVì vậytrong khu vực vẫn còn dòng nàytôi vẽ những phản ảnh của các cây ở phía đối diệnSau đó, tôi đicạnh của bàn chải ngang của tôi  sử dụng nó để thêm một số vệt trên các bóng đổ.
 


Trong lĩnh vực bất ổntrong ghềnh hoặc các khu vực đá, phản ánh sẽ bị phá vỡ thậm chí có thể mất tíchThay vào đóbạn có thể thấy sủi bọt trắng.
Trong khu vực hỗn loạntôi kết hợp màu sắc của tôi với rất nhiều điểm nổi bậtmàu trắng và thêm màu trắng với đột quỵ rộng để biểu thị ghềnh.



Tiếp tụctôi hoàn thành cây tiền cảnh với một bàn chải tròn thời gian này để thêm một chi nhánh.


Tôi chắc chắn rằng để tiếp tục bức tranh xung quanh bên cạnh vải bọc. 
Bằng cách nàychủ sở hữu có thể có tùy chọn khung vẽ hoặc để lại nó unframed.


Đây là bức tranh hoàn thành một ngọn lửa của màu sắc làm mát bằng một dòng suối trên núi.
Bản chính đã được bán ra, nhưng một bản in nghệ thuật của Blaze Thu  có sẵntrong cửa hàng Etsy của tôiCảm ơn bạn đã xem!





William Whitaker
 William Whitaker
Ông đã là một nghệ sĩ chuyên nghiệp từ năm 1965, trong thời gian đó ông đã tiến hành hội thảo và được một giáo sư đại học nghệ thuật. Ông tiếp tục làm việc với một hoặc hai nghệ sĩ sinh viên tiên tiến cho vui.





A Painting Demonstration in Oil on a 14" x 20" panel. 1983  
A Painting Demonstration in Oil on a 14" x 20" panel. 1983
Bước 1
Bước 1
Tôi chuẩn bị quét nền. Sau khi để cho nó khô trong một tuầntôi đánh bóng bề mặt cho đến khi nó đã hoàn hảo mịn màngTôi săn chắc bảng điều khiển với sơndầu thô đất màu nâu dùng để đánh bóng tranh  tôi đã thêm một chút vừa alkyd nhựa thông một chútTôi cọ xát bề mặt với miếng giẻ cho đến khi bề mặt một giá trị ánh sáng trung bìnhTôi để cho nó khô một vài ngàyTôi bắt đầu vẽ trực tiếpmà không có bất kỳ bản vẽ  bộTôi tập trung vào nhân vật trung tâm.
Bước 2
Bước 2
Các con số ít  ít hơn sáu inches caoTôi  rất nhiều niềm vui với nó mà tôihoàn thành nóTôi sử dụng cả hai heo dựng lên bàn chải và sable bàn chải trong bức tranh nàyTốt nhất của tôi sable hoặc Winsor & Newton hoặc một số DanielSmith bốnDa lông rái ở tây bá lợi sable mới  một công cụ tuyệt vờinhưngmặc dù làm sạch cẩn thậnhọ bắt đầu mất đi chất lượng của họ trong một hoặc hai tuầnNhư bức tranh vừa sử dụng dầu hạt lanh mà tôi dày đặc với chì trongmặt trời phía sau phòng thu kho của tôiSơn làm việc tuyệt vời.

 
Bước 3
Bước 3
Bức tranh này được lấy cảm hứng từ một chuyến viếng thăm Alaska Panhandle.Tôi gọi nó là Elfin Cove sau khi ngôi làng đánh cá trên Chichagof IslandNó thực sự trông không có gì giống như Elfin Cove trừ boardwalk điển hìnhBởi giai đoạn nàytôi muốn đặt chỉ là về tất cả mọi thứTôi tiếp tục có một thời gian đáng yêuvới các kết cấu gỗBảng điều khiển trơn tru làm cho nó dễ dàng để tạo kết cấuhình ảnh.
Bước 4
Bước 4
Sitka, tôi muốn nhìn thấy một tòa nhà có một cửa sổ lên trên bên trongkính vẫn còn tại chỗTôi đưa nóCác chậu đến từ khu vườn của riêng tôi"VE" là sự kết thúc của một dấu hiệu cho thấy lần đọc "Elfin Cove". Nếu tôi có bảng điều khiểnnhiều hơn, tôi có thể bao gồm các chữ cái.

Bước 5

Bước 6 - Hoàn tất
Bước 5
Tôi có rất nhiều các trang phục chống đỡ cho bức hình của tôiTôi đã thấy tạiMexicoTôi không bao giờ nhìn thấy bất cứ ai ở Alaska mặc bất cứ điều  như thế nàyTôi vẽ bức tranh  này trong năm 1983Đôi mắt của tôi đã tốt hơn sau đó.Để vẽ một con số kích thước này (khoảng 5 và một nửa inch), tôi  mang cặp kínhdày như đít chai coke .