Có thể nói
Từ Bi Hồng là người đầu tiên vẽ phía sau của ngựa, lấy... mông ngựa làm tâm
điểm trực diện của bức tranh. Trước đó các bậc tiền bối dù nổi tiếng về tài
vẽ ngựa đến mức nào cũng không ai "lỡ" thử vẽ ngựa trong tư thế đó.
Do đó ông sớm nổi tiếng ngay từ hồi còn trẻ vì những bức hoạ có một không hai
này.
Từ Bi Hồng (1895-1953), là một trong những danh hoạ hàng
đầu của Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình địa chủ, yêu hội hoạ từ nhỏ,
lớn lên ông được cha cho sang Pháp và Đức du học chuyên ngành hội hoạ (từ năm
1919 đến năm 1927). Từ Pháp trở về, ông quyết tâm khôi phục nền quốc hoạ
chính thống tưởng chừng sẽ bị thất truyền sau bao biến cố chính trị của đất
nước.
Từ Bi Hồng được biết đến như một nhà kỳ tài về vẽ ngựa.
Lý do thật đơn giản. Là con trong một gia đình địa chủ với hàng nghìn con
ngựa quanh nhà, Từ Bi Hồng sớm hình thành sở thích ngắm ngựa. Và thật lạ
lùng, ông có cảm giác: sức sống của con ngựa từ phía sau được thể hiện một
cách rõ nét nhất. Thế là ông chỉ chuyên tâm tìm cách lột tả sức sống, vẻ đẹp
của con ngựa từ phía sau của nó.
Những bức tranh của Từ Bi Hồng dù lột tả ngựa ở dáng nào,
tư thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ
động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc
trong tranh của ông
Một lần Từ Bi Hồng đi ngang qua cánh đồng, thấy một nhân
vật chăm chú vẽ những con tôm đang oằn mình giữa khoảng ruộng trước mặt. Từ
Bi Hồng tò mò đến xem thử thì "bàng hoàng" nhận ra đây là một bậc
kỳ tài bởi bức hoạ của ông quá đẹp. Sau đó Từ Bi Hồng kết bạn với người
"hoạ sĩ vô danh" này. Và rồi cả hai người bạn trở thành một trong
những nhà danh hoạ cận đại hàng đầu của Trung Quốc.
Năm 1949, ông trở thành hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Bắc
Kinh với người trợ lý đắc lực là nhà danh hoạ Tề Bạch Thạch. Rồi bốn năm sau
đó ông mất vì một lý do hết sức "thảm", đó là trượt chân rơi xuống
vực... chỉ vì mải đi dật lùi để ngắm ngựa từ phía sau. Ngày nay, các sinh
viên mỹ thuật sau khi học môn giải phẫu tạo hình (môn học cơ bản trong ngành
hội hoạ) cũng luôn e dè với đề bài: vẽ phía sau của ngựa.
|
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
HỌA SĨ TỪ BI HỒNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét