CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT THCS CÓ THỰC SỰ NẶNG?
THÁNG MƯỜI HAI 15, 2011 ĐỂ LẠI PHẢN HỒI
CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT THCS CÓ THỰC SỰ NẶNG?
Lê Thị Thanh Thủy
Một lần trong buổi hàn huyên với những người thân tích ,tôi bèn đặt ra một câu hỏi cho mọi người, gồm những giáo viên ở các trường với các môn khác nhau, trong đó có cả giáo viên mỹ thuật “Mọi người thấy chương trình mỹ thuật ở cấp 2 có nặng không?” thì bỗng nhiên tất cả đều phì cười.
Bấy lâu nay, chúng ta vẫn cho rằng nó quá nặng so với chương trình học ở bậc cs, thế những cả trò và thầy ,những người trong cuộc lại không hề cảm nhận được sự nặng nề đó. Vậy thì nó nặng ở chỗ nào?
Mỹ thuật là một môn học phát triển đồng tâm, nghĩa là theo thời gian nó sẽ được đẩy lên một mức độ cao hơn , và vì thế mặc dù chương trình của sách giáo khoa là tương đối nặng với một lượng chương trình học tương đương với trình độ của một cử nhân cao đẳng thì người ta vẫn ung dung ,thanh thản với quan niệm mục tiêu của bài dạy chỉ là “phóng tàu hỏa xem hoa” bởi nó phù hợp với trình độ của các em.
Chương trình thcs, đối với Các em lớp 6 đã được học về lịch sử mỹ thuật nguyên thủy việt nam, đã được học cách làm một bài trang trí cơ bản, vẽ một bài bố cục, ….thậm chí các em còn được làm quen với hình với khối từ cấp …tiểu học, những kiến thức mà ngay đến cả trình độ cao đẳng cũng chưa chắc đã hiểu hết. Lên lớp 7,8,9 là những kiến thức về mỹ thuật lý , Trần, Ấn Tượng, Phục Hưng, về kí họa dáng người, về tượng chân dung thạch cao…với yêu cầu dựng được hình và đánh được bóng “ở mức đơn giản” .Những kiến thức đó ,để có thể hiểu dược sẽ phải học hành khá chăm chỉ.Và ở chương trình cao đẳng sinh viên phải học nó trong một thời gian gấp 5,6 lần học sinh thcs
Vậy cái người ta gọi là “ở mức độ đơn giản” đó là gì? Người giáo viên đã biến hóa lượng kiến thức đó như thế nào để học sinh để có thể nắm được bài trong một lượng thời gian 45 phút. Không như các môn học khác ,người ta dễ dàng cảm thông cho giáo viên mỹ thuật, bởi nó không “chết người hại của” nếu có nhỡ trò không vẽ nổi bông hoa, hay biết tí gì về kiến thức mỹ thuật ,còn giáo viên mỹ thuật thì rất cảm thông với cái áp lực học hành của các em bây giờ, cứ như thế , một cuộc trao đổi ngấm ngầm vô hình diễn ra “đôi bên cùng có lợi” người giáo viên thì qua loa với tiết dạy của mình ,trò thì thích thú với một giờ học nhẹ nhàng để “giải trí”thế là một lối dạy khô cứng , nhàm chán ,kém chất lượng hình thành trong một thời gian dài, người ta lặp đi lặp lại nó như một công thức có sẵn và công nhận nó như một mẫu mực để đánh giá, còn học sinh thì cứ tô, cứ đồ, cứ vẽ,cứ nghe mà chẳng thấy thu được điều gì. Để rồi người ta vớ lấy cái phao “ngây ngô “của học trò làm cứu cánh cho chất lượng giảng dạy của mình.Với tâm lý huề cả làng đó thì có thay đổi chương trình nâng cao hay giảm tải cũng chỉ là hình thức và đến bao giờ mới “xóa mù thẩm mỹ “được!?
“Có có không không” nặng đấy mà thực ra cũng chẳng có gì là nặng ,vì thực tế trò cũng chưa bao giờ quá sức vì môn mỹ thuật và thầy cũng chẳng cần phải quá nỗ lực vì bài giảng ,triển lãm không xem cũng chẳng sao, bảo tàng đến cũng chẳng để làm gì! Đẹp ư? Nhân văn ư?thật vớ vẩn!Phải chăng tất cả những thứ đó đã trở nên quá xa xỉ .Vậy chúng ta sẽ đi về đâu!?
Thực tế cho thấy , đối với môn vẽ theo mẫu ,học sinh chỉ có thể vẽ được phần hình mà chưa hiểu được phần khối ,bởi cách học chạy nước rút “đốt cháy giai đoạn” nên không hiểu được bản chất của nó trong không gian, vẽ tượng thạch cao,tĩnh vật trong 2 tiết (90 phút) là quá sức với các em, chính vì thế để đơn giản chúng ta đã “chỉ “ cho các em chia làm 3 mảng, cho tất cả các bài,thế là trò cứ “đậm, trung gian , sáng” theo công thức đó mà làm mà cũng chẳng cần biết lí do vì sao. Kịch bản đó tiếp tục được lặp lại đối với môn vẽ bố cục , cứ gần đậm xa nhạt, gần nóng xa lạnh, mảng chính ,mảng phụ, vẽ hình ,tô màu mà theo ,cứ như một người máy môn học “mỹ thuật” trở nên dễ ẹc! Vấn đề là cuối cùng điều gì đã đọng lại trong tâm trí của các em? Và rút cuộc 45 phút vẫn không thể làm nên một “tác phẩm” Chúng ta dạy cho các em cách vẽ một bài trang trí cơ bản với mục đích là giúp chúng hiểu được quy luật của màu sắc và cách sắp xếp, nhưng thử hỏi có mấy em hiểu được điều đó, chúng chỉ có thể sao chép và vẽ một cách vô thức, vô hình chung chúng ta đánh mất khả năng, hứng thú sáng tạo của trẻ để sa vào một lối dạy máy móc ,tù mù…Thường thức mỹ thuật thì sao? Chúng ta biến nó thành một giờ “tập đọc” khi cứ phân ra các nhóm và rồi cử đại diện để “trình bày” giáo viên chỉ kịp tổng kết lại vài ba câu đã hết giờ, hay lại biến nó trở thành một bài diễn thuyết nhạt thếch với những câu hỏi chỉ để có câu hỏi mà thôi.Và đó là những “sáng tạo” để chúng ta biến môn học trở nên đơn giản ,nhẹ nhàng, đồng thời cũng hủy diệt luôn đời sống tinh thần của các em mà đáng nhẽ chúng đã dược dạy ở trường phổ thông.
Vậy vấn đề ở đây là gì?điều gì cần thực sự thay đổi?thay đổi như thế nào cho hợp lý và hiệu quả! Hay vẫn là “bình mới rượu cũ”…!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét