Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Mỹ thuật Tuyên Quang



Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011); giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được 19 năm (1993 - 2011).
MỸ THUẬT TUYÊN QUANG 2011
HOÀNG ANH CHIẾN-Phong cảnh Bắc Sơn-Nho màu-60x80cm
Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011); giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được 19 năm (1993 - 2011).
Năm 2011 tỉnh Tuyên Quang mới hội đủ điều kiện tổ chức triển lãm lớn. Cụ thể mới xây xong bảo tàng tỉnh trong một không gian to đẹp, trưng bày được vài trăm tác phẩm tranh tượng. Hội đủ điều kiện lần đầu tiên đăng cai triển lãm một festival mỹ thuật khu vực Tây Bắc, Việt Bắc trên quê hương cách mạng dựng nên cơ đồ.
Không biết hữu ý hay vô tình, cách đây tròn 60 năm, năm 1951 tại Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 4, một triển lãm khẳng định sự lớn mạnh về tư tưởng và nghệ thuật của giới mỹ thuật như trong thư Bác Hồ gửi các họa sĩ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Tuyên Quang được coi như một hiện tượng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Vì thế chúng ta không thể không nhìn lại và đối thoại.
Trước hết là đối thoại với chính mình, cụ thể là các thế hệ tác giả, nhất là thế hệ tác giả mỹ thuật hiện đang sống, công tác lao động nghệ thuật trên “miền đất hứa Tuyên Quang” đậm đặc di tích lịch sử cách mạng và danh thắng. Hay nói rộng ra là đối thoại với cả giới mỹ thuật.
Sau đó là đối thoại với Tỉnh ủy, ủy ban và công chúng yêu mỹ thuật tỉnh nhà. Không có sự ưu ái của các đồng chí lãnh đạo cấp cao khó có được các triển lãm của các tác giả Hà Giang, Tuyên Quang sau này là Hà Tuyên về với thủ đô Hà Nội. Thú vị hơn là tỉnh địa đầu của Tổ quốc lại đối thoại với giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô sớm nhất. Truyền thống đó cần được phát huy trong đời sống mỹ thuật hôm nay.
Đối thoại với mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật cả nước. Khó thay không ít họa sĩ thủ đô và cả nước đã đến và vẽ về Tuyên Quang, dù muộn hay không cũng tạo nên một áp lực lớn cho các họa sĩ Tuyên Quang... Không thể không tự vượt chính mình... Mới mong biết mình, biết người trên con đường chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật.
Sự ưu ái của lịch sử đã dành cho Tuyên Quang không phải địa phương nào trong cả nước có hai địa danh Chiêm Hóa và Lang Quán đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Mỹ thuật Việt Nam.
Chiêm Hóa:
Lần đầu tiên có một triển lãm mỹ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tại Chiêm Hóa. Đặc biệt có “thư Bác Hồ gửi các họa sĩ” đúng như lời dạy trong thư “văn hóa nghệ thuật phải đứng trong chính trị kinh tế”, còn khẳng định sứ mệnh lịch sử của họa sĩ, chiến sĩ, một triển lãm đánh dấu sự chuyển biến lớn về tư tưởng nghệ thuật. Phản ánh chân thực, sinh động đối tượng nghệ thuật mới: Công - Nông - Binh trong sự nghiệp kháng chiến.
Lang Quán:
Điểm đóng quân cuối cùng của Trường mỹ thuật kháng chiến. Từ Lang Quán cả thày và trò lần lượt lên đường đi phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Trường Mỹ thuật kháng chiến được coi như một cái nôi đầu tiên đào tạo cán bộ mỹ thuật dưới chính quyền cách mạng, có một đội ngũ thày là các danh họa: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tư Nghiêm. Sau này là các tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, tác giả được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Thày nào thì trò nấy, khóa kháng chiến có 21 học viên, sau này đều nên người thành danh họa sĩ quen biết: Trần Lưu Hậu, Ngô Mạnh Lân, Trần Đông Lương, Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Lê Huy Hòa, Ngô Tôn Đệ, Lê Lam, Lê Nguyên Lợi, Ngọc Linh, Linh Chi, Đào Đức, Đặng Đức, Ngô Minh Cầu, Trịnh Phòng, Trịnh Thiệp, Thục Phi, Thu Dung. Không ít tác giả đã và đang đề nghị nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Dù muốn hay không nhân dân Tuyên Quang, thủ đô kháng chiến một thời đã được trực tiếp xem một triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và tiếp xúc với các tác giả, tác phẩm trong các triển lãm mỹ thuật lưu động của thày và trò nâng cao dân trí về mỹ thuật.
                                                                                                Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét