Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Những ký ức về khoa Mỹ thuật qua bốn mươi năm


Những ký ức về khoa Mỹ thuật qua bốn mươi năm


                                                                      Trần Công Phú
                                                         Phó Trưởng khoa Mỹ thuật cơ sở
                                                      Trường ĐHSP Nghệ thuật TW

            Ngày ấy (tháng 10 năm 1970) cách đây đã gần 40 năm, chiếc xe ôtô từ từ lăn bánh rời khỏi thị xã Sơn La, đưa tôi cùng những  hành khách khác trên con đường sỏi đá ghập ghềnh rời xa miền núi rừng Tây Bắc tiến về Thủ đô Hà Nội.
Rời xa Tây Bắc với giấy báo nhập học hệ Hội họa - trường Sư phạm Thể dục - Nhạc - Họa Trung ương trong tay, tôi háo hức vì được về Thủ đô học, vì mình sắp được học Hội họa, cái ngành mà tôi yêu thích từ thuở nhỏ. Đến trường, sau khi làm thủ tục nhập học tôi hơi buồn và thất vọng một chút vì địa điểm trường đóng không phải là Hà Nội mà đó là Mai Lĩnh, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Thời gian trôi đi, quen thầy, quen bạn, bớt nhớ nhà, việc học tập ngày càng có nhiều điều mới mẻ, thú vị, tôi dần thấy yêu thích, hứng thú học tập, hoà mình vào các buổi học tập và các hoạt động khác của lớp và của nhà trường. Xin nói thêm, lớp giáo sinh Hội họa chúng tôi là lớp giáo sinh Hội họa khoá I gồm 41 người (khoá Hội họa đầu tiên của nhà trường).
Học tập được một thời gian ngắn, thầy trò toàn hệ Hội họa hồ hởi, phấn khởi chuẩn bị cho Lễ khai giảng đầu tiên của khoá học, đồng thời cũng là lễ khai sinh ra Hệ Hội họa, em út của trường Sư phạm Thể dục-Nhạc-Họa Trung ương với mã ngành là T20-BC14D (tiền thân của khoa Mỹ thuật- trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-Họa Trung ương nay là trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương). Thời gian đầu mới thành lập, hệ Hội họa chỉ có 7 thầy giáo được Bộ Giáo dục cử về, đó là: thầy Trịnh Thiệp (Hệ trưởng – sau này là Phó hiệu trưởng nhà trường), thầy Lê Anh Minh (Vĩnh Phú), thầy Trần Công Hiệu (Hà Nội), thầy Nguyễn Duy Lộc (Hải Phòng), thầy Nguyễn Xuân Thảo (người con thành phố Huế tập kết ra Bắc), thầy Trần Văn Phú và thầy Nguyễn Thanh Minh (những người con miền Nam tập kết ra Bắc),. Năm 1971 được Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ tiếp quản thêm cơ sở mới tại Km 9 Thanh Xuân-Hà Nội, nhà trường đã quyết định chuyển toàn bộ giáo viên và giáo sinh hệ Hội họa ra tiếp quản học tập tại đó (gọi là khu A- trường cũ tại Mai lĩnh gọi là khu B). Lúc này trường đã tuyển thêm các khoá mới nên giáo sinh hệ Hội họa đã có thêm khoá 2.
Việc học tập, giảng dạy đang đi vào nề nếp thì đầu năm 1972, giặc Mỹ leo thang ném bom, bắn phá miền Bắc lần 2; thầy trò hệ Hội họa cùng toàn trường ba lô, khăn gói họa phẩm lên đường đi sơ tán vào sống cùng với bà con nông dân ở làng Phượng, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà tây một thời gian rồi sau đó  lại tiếp tục khăn gói đi sơ tán xa hơn, lên sống cùng bà con nhân dân tại thị trấn Gốt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Để đảm bảo tiến độ đào tạo cũng như kế hoạch chất lượng học tập và an toàn nơi sơ tán, thầy trò đã cùng nhau khắc phục khó khăn tạo ra những lớp học nhỏ dã chiến dưới những lùm cây trên đồi. Để có phương tiện phục vụ học tập, thầy trò chúng tôi đã đi bộ hàng mấy chục cây số trong đêm tối để về trường khuân vác lên nơi sơ tán những bức tượng mẫu thạch cao và các dụng cụ học tập khác. Học tập tại nơi sơ tán chiến tranh tuy rất vất vả, thiếu thốn, ở nhờ nhà dân, ăn uống do thầy trò cùng nấu, lương thực chủ yếu là bột mỳ trộn nước nặn thành bánh rồi đem luộc, một thứ bánh mà chúng tôi gọi là “bánh nắp hầm” (vì nó có hình dạng giống cái nắp hầm tăng-xê để trú ẩn máy bay trong thời gian chiến tranh chống Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc), nhưng đó lại là những ngày tháng đáng nhớ nhất, nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời sinh viên của chúng tôi.
Tổ quốc kêu gọi, một số thầy trò tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc; vì vậy lớp giáo sinh khoá 1 chúng tôi chỉ còn 34 thành viên. Trong số những người nhập ngũ có những người đã mãi mãi ra đi vì độc lập thống nhất của Tổ quốc, có những người tiếp tục phục vụ trong quân đội hoặc chuyển ngành, cũng có những người sau này đã trở về trường tiếp tục giảng dạy (như thầy Trần Công Hiệu nguyên Trưởng phòng Đào tạo nhà trường) và học tập ở các khoá sau.
Cán bộ quản lý và sinh viên Nhà trường năm 1987

Cuối năm 1972 sau khi quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri (tháng 1 năm 1973) lập lại hoà bình ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, thầy trò hệ Hội họa lại trở về khu A tiếp tục học tập trong niềm vui hân hoan chiến thắng của đất nước, sau đó thầy trò hệ Âm nhạc cũng chuyển ra khu A giảng dạy và học tập (đây là cơ sở chính của trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-Họa TW sau này).
Sau chiến tranh, cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, thiếu thốn, thực hiện khẩu hiệu “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt” thầy trò lại cùng nhau làm đường, dọn dẹp, tiếp quản các phòng học và dựng thêm nhà làm lớp học, làm ký túc xá sinh viên (nhà cấp 4 lợp bằng giấy dầu, vách che bằng phên nứa). Cơ sở vật chất tuy còn thiếu thốn song phong trào thi đua giảng dạy, học tập của thầy trò toàn trường vẫn sôi động.
Cuối năm 1973 khoá 1 (khoá đầu tiên của hệ Hội họa) chúng tôi đã tốt nghiệp, 34 giáo sinh/34 cánh chim sư phạm Hội họa đầu tiên của trường tung bay về mọi miền của Tổ quốc tham gia làm nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Việt Nam (đức - trí - thể - mỹ). Tôi cùng 5 người bạn đồng khoá được nhà trường giữ lại làm giảng viên (năm 1974), đó là thế hệ thầy cô giáo thứ hai của khoa Hội họa- nay là khoa Mỹ thuật (đó là các thầy: Trần Tiểu Lâm, Đào Duy Hùng, Vũ Ngọc Thanh và các cô: Phạm Thị Chỉnh, Lê Thị Chuyên).
Năm 1975 cùng các thầy giáo cũ, chúng tôi háo hức lên đường toả đi khắp mọi miền để tuyển sinh lớp sinh viên khoá 5; thầy Nguyễn Xuân Thảo cùng cô Phạm Thị Chỉnh đi Lạng Sơn, Cao Bằng, tôi cùng thầy Trần Công Hiệu vào miền trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), các thầy cô khác tham gia tuyển sinh tại trường và các tỉnh gần Hà Nội. Tuy phải đi tuyển sinh xa song kết quả thu được khá tốt nên thầy trò trong khoa đều phấn khởi vì đã tuyển sinh được một khoá sinh viên giỏi, khoá 5 sau khi tốt nghiệp đã được nhà trường giữ lại 3 người làm giảng viên (đó là thế hệ sinh viên thứ 2 được giữ lại làm giảng viên gồm: cô Nguyễn Thị Mai Thanh, cô Trịnh Ánh Nguyệt, thầy Ngô Xuân Bính).
Năm 1980 thế hệ sinh viên thứ 3 được giữ lại làm giảng viên tại khoa gồm: cô Nguyễn Thị Nhung, cô Nguyễn Thị Dung, thầy Đặng Xuân Cường, thầy Nguyễn Minh Đàng, thầy Nguyễn Ngọc Sinh (phòng Đào tạo).
Gần 40 năm qua, khoa Mỹ thuật cùng nhà trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên có chất lượng trong đó có các sinh viên nước bạn Lào như: Kẹo Đuông Ta, Thu Ma, Ba Lốt, Khăm Phăn, Xẻng Khăm, Sạ Lởm Chăn v.v…nay họ đang là những giảng viên, những cán bộ cốt cán của nền Mỹ thuật Lào. 
Nhìn lại chặng đường 40 năm, khoa Mỹ thuật (nay là khoa Sư phạm Mỹ thuật và khoa Mỹ thuật cơ sở) đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên Hội họa cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, nhiều người đã và đang cống hiến tài sức của mình cho Tổ quốc, góp phần làm nên thương hiệu Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương mà tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-Họa Trung ương.
Cán bộ, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật

Cán bộ, giảng viên khoa Mỹ thuật cơ sở

Bốn mươi năm trưởng thành lớn mạnh, gần bốn mươi năm trường đóng tại Thanh xuân đã để lại bao kỷ niệm đẹp cho lớp lớp các thế hệ thầy trò. Dù có đi đâu vẫn mãi nhớ về trường, nhớ những kỷ niệm đẹp của thời thanh xuân đầy bùi ngùi lưu luyến, như thầy Nguyễn Thanh Minh nói: “Ở Thanh Xuân thấy thanh xuân, xa Thanh Xuân vẫn nhớ hoài Thanh Xuân”. Nhớ về nơi có mái trường sư phạm nghệ thuật (Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc-Họa Trung ương nay đã lớn mạnh thành trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương), cái nôi đào tạo ra những người thầy giáo nghệ thuật, phục vụ sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ của đất nước.

Mỹ thuật Tuyên Quang



Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011); giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được 19 năm (1993 - 2011).
MỸ THUẬT TUYÊN QUANG 2011
HOÀNG ANH CHIẾN-Phong cảnh Bắc Sơn-Nho màu-60x80cm
Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011); giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được 19 năm (1993 - 2011).
Năm 2011 tỉnh Tuyên Quang mới hội đủ điều kiện tổ chức triển lãm lớn. Cụ thể mới xây xong bảo tàng tỉnh trong một không gian to đẹp, trưng bày được vài trăm tác phẩm tranh tượng. Hội đủ điều kiện lần đầu tiên đăng cai triển lãm một festival mỹ thuật khu vực Tây Bắc, Việt Bắc trên quê hương cách mạng dựng nên cơ đồ.
Không biết hữu ý hay vô tình, cách đây tròn 60 năm, năm 1951 tại Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 4, một triển lãm khẳng định sự lớn mạnh về tư tưởng và nghệ thuật của giới mỹ thuật như trong thư Bác Hồ gửi các họa sĩ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Tuyên Quang được coi như một hiện tượng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Vì thế chúng ta không thể không nhìn lại và đối thoại.
Trước hết là đối thoại với chính mình, cụ thể là các thế hệ tác giả, nhất là thế hệ tác giả mỹ thuật hiện đang sống, công tác lao động nghệ thuật trên “miền đất hứa Tuyên Quang” đậm đặc di tích lịch sử cách mạng và danh thắng. Hay nói rộng ra là đối thoại với cả giới mỹ thuật.
Sau đó là đối thoại với Tỉnh ủy, ủy ban và công chúng yêu mỹ thuật tỉnh nhà. Không có sự ưu ái của các đồng chí lãnh đạo cấp cao khó có được các triển lãm của các tác giả Hà Giang, Tuyên Quang sau này là Hà Tuyên về với thủ đô Hà Nội. Thú vị hơn là tỉnh địa đầu của Tổ quốc lại đối thoại với giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô sớm nhất. Truyền thống đó cần được phát huy trong đời sống mỹ thuật hôm nay.
Đối thoại với mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật cả nước. Khó thay không ít họa sĩ thủ đô và cả nước đã đến và vẽ về Tuyên Quang, dù muộn hay không cũng tạo nên một áp lực lớn cho các họa sĩ Tuyên Quang... Không thể không tự vượt chính mình... Mới mong biết mình, biết người trên con đường chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật.
Sự ưu ái của lịch sử đã dành cho Tuyên Quang không phải địa phương nào trong cả nước có hai địa danh Chiêm Hóa và Lang Quán đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Mỹ thuật Việt Nam.
Chiêm Hóa:
Lần đầu tiên có một triển lãm mỹ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tại Chiêm Hóa. Đặc biệt có “thư Bác Hồ gửi các họa sĩ” đúng như lời dạy trong thư “văn hóa nghệ thuật phải đứng trong chính trị kinh tế”, còn khẳng định sứ mệnh lịch sử của họa sĩ, chiến sĩ, một triển lãm đánh dấu sự chuyển biến lớn về tư tưởng nghệ thuật. Phản ánh chân thực, sinh động đối tượng nghệ thuật mới: Công - Nông - Binh trong sự nghiệp kháng chiến.
Lang Quán:
Điểm đóng quân cuối cùng của Trường mỹ thuật kháng chiến. Từ Lang Quán cả thày và trò lần lượt lên đường đi phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Trường Mỹ thuật kháng chiến được coi như một cái nôi đầu tiên đào tạo cán bộ mỹ thuật dưới chính quyền cách mạng, có một đội ngũ thày là các danh họa: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tư Nghiêm. Sau này là các tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, tác giả được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Thày nào thì trò nấy, khóa kháng chiến có 21 học viên, sau này đều nên người thành danh họa sĩ quen biết: Trần Lưu Hậu, Ngô Mạnh Lân, Trần Đông Lương, Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Lê Huy Hòa, Ngô Tôn Đệ, Lê Lam, Lê Nguyên Lợi, Ngọc Linh, Linh Chi, Đào Đức, Đặng Đức, Ngô Minh Cầu, Trịnh Phòng, Trịnh Thiệp, Thục Phi, Thu Dung. Không ít tác giả đã và đang đề nghị nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Dù muốn hay không nhân dân Tuyên Quang, thủ đô kháng chiến một thời đã được trực tiếp xem một triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và tiếp xúc với các tác giả, tác phẩm trong các triển lãm mỹ thuật lưu động của thày và trò nâng cao dân trí về mỹ thuật.
                                                                                                Sưu tầm

Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay)



Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc so bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền nghệ thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là những hình chạm khắc trên đá ở các hang; các đồ dùng sinh hoạt, cảnh săn bắn.. trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất nước nền nghệ thuật nước nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay. Biến đổi nổi bật nhất là mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay).
+ Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam.
Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những " tổ chức văn hoá cứu quốc thời tiền khởi nghĩa ". Giờ đây cả giới mỹ thuật bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất liệu khác nhau những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới, với nhân sinh quan cách mạng. Một số hoạ sỹ còn phân vân với những níu kéo của thẩm mỹ cũ, thì Hồ Chí Minh sau khi xem triển lãm đã góp ý chân tình "các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp dưới đất chung quanh chúng ta ".
Đồng thời tháng 10/1945 trường Cao đẳng mỹ thuật được mở ra nhưng do chiến tranh không học được. Song được cách mạng cổ vũ và lãnh tụ quan tâm, các hoạ sỹ và các nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới và các hoạ sỹ đã giành cả tâm huyết của mình trong việc sử dụng ngòi bút làm vũ khí tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh hùng thời đại: Tranh tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An..) tự vệ chiến đấu (Văn Bình).. đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ thuạt cách mạng.
Và rồi chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân, toàn diện là sự chuyển mình của các hoạ sỹ. Họ nghe theo tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa số các hoạ sỹ đều cầm súng, vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký hoạ, tranh khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật, được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện lớn trong cả nước.
Năm 1948 nhân dịp đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc, một cuộc triển lãm hội hoạ lớn gồm các tác phẩm kháng chiến đã được tổ chức, điển hình là tác phẩm: Dân quân phù lưu (Nguyễn Tự Nghiêm), Gặt lúa (Mai Văn Hiển), Người du kích già (Phạm Văn Đôn).. đã phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Năm 1951 sau chiến thắng thế giới ở miền Bắc lại tổ chức một cuộc triển lãm mỹ thuật với quy mô lớn; nhân dịp này Bác đã gửi thư tới các hoạ sỹ và nghệ sỹ " Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy " và nêu rõ nhiệm vụ của chiến sỹ nghệ thuật là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự quân dân trước hết là công nông binh lời của Bác thật sâu sắc, ấm tình người, Bác là nhà cách mạng vĩ đại và cũng là một người rất am hiểu nghệ thuật. Năm 1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật được thành lập do hoạ sỹ Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ hoạ sỹ đầu tiên cho kháng chiến, những cuộc triển lãm lớn với nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị của họ như tác phẩm " Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của hoạ sỹ Diệp Minh Châu " là bức tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa, là một hoạ sỹ - một nhà điêu khắc tài ba, ông sinh năm 1919 tại Nhơn Hạnh - Bến Tre. Tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương 1945. Tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo kháng chiến. Ngoài ra còn có tác phẩm " Du kích tập bắn " (Nguyễn Đỗ Cung) cũng là tác phẩm nổi tiếng ở thời kỳ này, " Hành quân qua đèo " (Nguyễn Như Hậu).. những tác phẩm này đã cổ vũ lớn lao, động viên kịp thời quân dân xông lên diệt giặc (mang giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử).
Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, các hoạ sỹ tích cực thâm nhập vào cả hai trận địa phản phong và phản đế, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật như hoạ sỹ - liệt sỹ (Tô Ngọc Vân) sinh 1906 - 1954 tại Hà Nội. Tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương 1931, là Hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật kháng chiến mở ở chiến khu Việt Bắc. Là một hoạ sỹ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, trước cách mạng vẽ tranh các thiếu nữ thị thành đài các (thiếu nữ bên hoa huệ, 2 thiếu nữ..) sau cách mạng tháng 8 và kháng chiến ông chuyển sang vẽ tranh về chiến sỹ vệ quốc đoàn, những ông già nghệ thuật chất phác, những cô thôn nữ người dân tộc thuỳ mị.. ký hoạ là một thể loại nổi tiếng của ông với tác phẩm: Đốt đuốc đi học, chị cốt cán, con nghé quả thực ngoài ra còn có một số tác phẩm nổi tiếng của một số tác giả cùng thời: cái bát (Sỹ Ngọc), vệ quốc quân canh đêm (Nguyễn Tự Nghiêm)..
+ Nền mỹ thuật Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
Giữa năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại trong cả nước giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội, họ tổ chức một cuộc triển lãm thực sự mang tính toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến. Từ đây có nhiều công trình mỹ thuật được xây dựng như: 1957 hội mỹ thuật Việt Nam được thành lập, trường Trung câp mỹ thuật được nâng cấp thành trường Cao đẳng. 1962 viện mỹ thuật - mỹ nghệ được thành lập, 1966 bảo tàng mỹ thuật nhánh thành.. tất cả nói lên tiềm năng của mỹ thuật cách mạng thật dồi dào, và được giới thiệu ra thế giới tiêu biểu với những tác phẩm: "Nhớ một chiều Tây Bắc " (Phan Kế An) là hồi ức về một dĩ vãng đầy hào hùng, đầy oanh liệt, đầy tình yêu người, yêu thiên nhiên, một dĩ vãng đầy hào húng đã đi vào lòng người bao thế hệ con cháu đất Việt, hình dáng đoàn quân chiến sỹ nhỏ bé so với núi rừng nhấp nhô, hùng vĩ, càng tăng thêm lòng quyết tâm rất cao của các chiến sỹ này.
Tác phẩm " Bình minh trên nông trang " (Nguyễn Đức Nùng) được vẽ bằng màu bột với mảng màu nóng rực, rắn chăc, đã diễn tả hình dáng của một anh bộ đội với cánh tay rắn chắc, hoành tráng trước một thiên nhiên rộng lớn, lấp lánh ban mai.
Tác phẩm này diễn tả cảnh tát nước rất sôi động của nhóm người nông dân, họ vui vẻ, cười đùa, cùng nhau tát những gàu nước vào đồng, " Tát nước đồng chiêm " là một bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân tạo niềm tin cho tiền phương về một hậu phương vững chắc..
Với ta tác phẩm trên chứng tỏ trong thời kỳ chống Mỹ này tranh sơn mài rất phát triển, được nhiều hoạ sỹ rất thành công, sự thắng lợi của họ cũng phần nào đóng góp cho nền mỹ thuật thời kỳ này càng thêm phong phú hơn và nhiều cuộc triển lãm đã được mở ra trên toàn quốc: 1960 - chào mừng đại hội lần thứ III của Đảng và 1963 triển lãm mỹ thuật toàn quốc, mà người ta nhớ mãi: " Hành quân trong rừng " (Nguyễn Khang), " Nam kỳ khởi nghĩa " (Huỳnh Văn Gấm), " Giờ học tập " (Nguyễn Sáng)..
Dân tộc ta thoát khỏi gánh nặng áp bức của thực dân Pháp chẳng được bao thì đế quốc Mỹ lại nhảy vào phá hoại miền Bắc (1964), nhân dân miền Bắc lại bắt đầu một cuộc kháng chiến gian khổ để đấu tranh bảo vệ nền độc lập - tự do của mình. Tuy nhiên, các hoạ sỹ, và nhà điêu khắc lại thích ứng hoàn cảnh mới này rất nhanh, một mặt lên đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác, không ít trong số đó đã đi mà không bao giờ trở lại.
Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thế giới. Bên cạnh các thể loại: sơn mài, sơn dầu, lụa thì đồ hoạ đặc biệt phát triển, các tranh khắc gỗ " Cồn cỏ anh hùng " (Quang Thụ), " Thanh niên xung phong ", " Chuyển tải đêm " (Giáng Hương).. và một số tranh cổ động gây xúc động lòng người: " Có gì quý hơn độc lập tự do " (Phan Thông), " Giữ lấy quê hương ", " Giữ lấy tuổi trẻ " (Đường Ngọc Cảnh)..
Ngoài ra nghệ thuật điêu khắc cũng được khởi sắc, thành tựu được thừa nhận ở triển lãm 10 năm điêu khắc hiện đại Việt Nam (1963 - 1973): tượng tròn, chạm nổi, đắp nổi. Điều lý thú là chính trong chiến tranh tượng đài lại phát triển ngay ở nơi rực lửa như: nam ngạn chiến thắng (Thanh Hoá 1967), tượng các anh hùng liệt sỹ " Lý Tự Trọng, Kim Đồng .." dựng ở thủ đô khích lệ tuổi trẻ cùng nhân dân cả nước kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, có nhiều cuộc triển lãm đã diễn ra đặc biệt là cuộc triển lãm toàn quân 1974 thật sôi động.
Nền mỹ thuật Việt Nam đã phát triển rất mạnh, dẫn chứng đó là những thành tựu của mỹ thuật cách mạng Việt Nam được dự triển lãm ở nước ngoài như: 1956 tại 3 nước XHCN Châu á (Trung Quốc, Triều Tiên, Ma Cao), 1959 tại 8 nước XHCN Châu Âu. Triển lãm mỹ thuật Việt Nam luôn giành được cảm tình của nhân dân thế giới.
Trong sự phát triển của mỹ thuật trên đây có cả chiều rộng và chiều sâu, chưa bao giờ có một đội ngũ tạo hình đông đảo đi vào mọi mặt của cuộc sống sôi động. Từ đó lại dẩy lên phong trào mỹ thuật không chuyên ở khắp các mặt trận sản xuất và chiến đấu, các hình tượng nghệ thuật đã được khẳng định và đi vào lịch sử. Các hoạ sỹ đã vẽ rất nhiều chủ đề, đề tài trong cuộc sống, chiến đấu khác nhau.
Trước hết là hình ảnh người chiến sỹ. Hoạ sỹ (Nguyễn Sáng) rất thành công ở đề tài này với " Giặc đốt làng tôi " diễn tả cảnh người phụ nữ và em be dân tộc phải đưa nhau đi di cư vì làng bị giặc đốt phá cùng với những hình ảnh đó hình ảnh một chiến sỹ bộ đội.
Tác phẩm " Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ " là tác phẩm diễn ra sự căm thù đã thành sức mạnh quyết chiến, quyết thắng càng hy sinh, càng kiên định lập trường, cả một tập thể gắn bó theo Đảng, dựng hình đơn giản về nét và màu, bố cục thoáng và rất khoẻ.
Tác phẩm " Tiếng đàn bầu " (Sỹ Tốt).. và một hình ảnh cũng rất gần gũi, họ là lực lượng nòng cốt, chính trong cuộc đấu tranh này đó là hình ảnh người nông dân, họ vào tranh cũng thật xôn xao.
Trong số họ, có những người không trực tiếp tham gia chiến đấu trên trận tuyến mà họ chiến đấu ngay tại quê (hậu phương) sản xuất lương thực phục vụ tuyền tuyến như tác phẩm " Con nghé " (Nguyễn Tự Nghiêm), " Tổ đội công miền núi " (Huỳnh Tích Chù), " Con nghé của thực " (Tô Ngọc Vân), " Về nông thôn sản xuất " (Ngô Minh Cầu), " Một buổi cày " (Lưu Công Nhân).. Bên cạnh nền nông nghiệp xã hội mới còn gắn dần với công nghiệp và hình ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh một cách đĩnh đạc như các tác phẩm: " Mỏ đèo nai " (Nguyễn Tiến Chung), Một loạt tranh (Nguyễn Đỗ Cung) như: Công nhân cơ khí, học hỏi lẫn nhau, tam ca, mời chị em ra họp để thi thợ giỏi.. đã nêu bật những gương sáng lao động, gian khổ nhưng chủ động, chững chạc. Tác phẩm " Công nhân cơ khí" diễn tả giờ làm việc trong nhà máy chỉ với ngòi bút và tầm quan sát tinh tế của mình, hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung đã cho người xem một không khí làm việc hăng say, khoẻ khoắn, rắn chắc của những người công nhân này. Họ hầu như quên hết mệt nhọc chỉ dồn sức vào lúa và rồi tạo ra những công cụ lao động và cũng có thể là vũ khí chiến đấu..

Và hình tượng người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá lên trong các tác phẩm thời kỳ này, họ vừa đảm việc nhà, lại vừa đảm việc nước, ở thời kỳ này họ không còn là những tiểu thư đài các, cũng không phải là những lao động vặt vãnh nữa mà thực sự làm chủ gia đình, xã hội, tham gia sản xuất cả nông và công nghiệp như ở các tác phẩm " Nữ dân quân vùng biển " (Trần Văn Cẩn), " Sau giờ trực chiến " (Nguyễn Phạm Chánh). Họ cũng thường được dựng tượng để ca ngợi như tượng " Võ Thị Sáu, Tác phẩm nắm đất miền Nam " là một tác phẩm tượng thạch cao: Người mẹ trao cho anh bộ đội, Người con trước lúc lên đường, Một nắm đất quê hương, dáng người mẹ đầy tình thương trìu mến nhìn con, dáng người gầy gò, chắc phải chịu nhiều đau khổ, mất mát..
Nhưng có lẽ tập trung hơn cả vẫn là hình tượng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đó là hình tượng " Bác Hồ " hầu như cuốn hút tất cả các nghệ sỹ tạo hình, vào tranh tượng với rất nhiều chất liệu khác nhau, dưới mỗi một con mắt của mỗi hoạ sỹ, vẻ đẹp của Bác lại càng đẹp hơn ở một khía cạnh nào đó. Hình tượng Bác là hình tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, không đếm hết được hết số tác phẩm vẽ tượng.. về Bác.
+ Bên cạnh sự đổi thay, phát triển nhìn chung của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ thì ở miền Nam (1954 - 1975) nền mỹ thuật lại bị rơi vào sự phức tạp:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ - ne - vơ được ký kết. Đất nước ta tạm chia làm hai miền: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai để hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Năm 1954 trong làn sóng di cư, miền Nam có thêm những hoạ sỹ " có tay nghề từ Bắc vào " họ ý định xây dựng một nền mỹ thuật trên " một quốc gia tự do " và xây dựng một nền nghệ thuật đối lập với miền Bắc của chính quyền Sài Gòn.
Trong thời điểm này, trường Cao đẳng mỹ thuật Gia Định và Huế được thành lập, giảng viên là các hoạ sỹ trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Học sinh là người di cư từ Bắc vào, không khí mỹ thuật ở miền Nam đã được đổi mới, những sự phức tạp về tư tưởng đã dẫn đến sự phức tạp về nghệ thuật cụ thể: trong khi trường Cao đẳng Gia Định tập trung đào tạo theo trường quy, hăng hái hoạt động văn hoá nghệ thuật, một nhóm văn nghệ sỹ ra đời với những màu sắc chính trị khác nhau, trong đó tiêu biểu có nhóm sáng tạo gồm: hoạ sỹ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng.. chủ trương phá bỏ những kinh nghiệm trường quy cũ cố gắng tiếp cận với nghệ thuật phương Tây, đề cao các chủ quan của người sáng tác, không cần biết đến tính dân tộc, vồ vập màu sắc, và chất liệu để phô diễn hình thể hơn là đi tìm hình tượng của tác phẩm: chú trọng triển lãm cá nhân.
Từ năm 1960 với sự can thiệp sâu hơn của Mỹ, một lối sống thực dụng lan tràn, nghệ thuật như trò chơi xã hội thương mại, các hoạ sỹ không chú trọng vẽ, thích vẽ sao thì vẽ. Cho đến giữa thập nguyên 60 nền nghệ thuật đã có phần ổn định, tỉnh nghộ hơn, thúc đẩy một ý thức tìm về nguồn. 1966 các hoạ sỹ trẻ có năng lực thành lập " Hội hoạ sỹ trẻ Việt Nam " đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật. Một số ít phóng khoáng thực tại bằng cách lánh vào những cơn mơ với những tâm trạng day dứt: Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đinh Cường.. Trong sự ngột ngạt ấy cũng có một số hoạ sỹ tiến bộ tích cực, có trách nhiệm hơn phản ánh nghệ thuật với một tình cảm của riêng mình: nếu " Nguyễn Trung mới miêu tả những gương mặt đau thương của những người mẹ, người vợ để tố cáo chiến tranh thì Văn Đen đã dùng bút pháp tả thực vẽ cảnh khốn khổ của những người lầm than để tố cáo xã hội phồn hoa bề ngoài ". Huỳnh Bá Thành đã có tranh vạch mặt kẻ thù trên báo chí.. chính họ đã làm cho chính quyền Sài Gòn phải run sợ và đã khủng bố điên cuồng cả bằng toà án và nhà tù. Tuy nhiên phong trào mỹ thuật vẫn đi lên, chính điều này đã thúc đẩy động lực cho những hoạ sỹ tiến bộ với sự giác ngộ cao đã đứng hẳn về phía cách mạng. lên chiến khu vừa cầm bút sáng tác, vừa cầm súng chiến đấu như anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kinh, Trọng Phương.. và cũng theo tiếng gọi cách mạng không ít những hoạ sỹ dám quên mình, không sợ nguy hiểm cho tính mạng đã hăng hái vào những nơi ác liệt nhất để ghi nhanh những cảnh hiếm thấy trong lịch sử, để kịp thời động viên khích lệ ý chí, lòng quyết tâm cao để dành thắng lợi, ghi lại những giây phút huy hoàng, căng thẳng..
Đáng tiếc thay đã có 50 hoạ sỹ đã hy sinh trong khi đang sáng tác trên trận địa những tác phảm được các hoạ sỹ ghi lại sau này đã trở thành những tư liệu rất quý giá để vừa động viên quân dân ta, bên cạnh vạch trần rõ bộ mặt độc ác của bọn cướp nước. Mặc dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn, ác liệt ấy, các hoạ sỹ vẫn đam mê với sự nghiệp sáng tác của mình và đã có hàng vạn tác phẩm có giá trị rất cao đã ra đời không chỉ phổ biến trong nước mà cả nước ngoài như tác phẩm " Nhớ một chiều Tây Bắc, Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung - Nam - Bộ, chị Võ Thị Sáu, Chú bé liên lạc .." và cũng vì điều kiện trên trận tuyến thiếu thốn chất liệu, hầu như hoạ sỹ đều ký hoạ cho nên ký hoạ được đưa lên thành một thể loại tác phẩm nghệ thuật đặc biệt của Việt Nam, là bản trường ca hùng tráng của giai cấp lịch sử hào hùng, của một số tác giả: Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Cổ Tấn Long.. những tác phẩm của họ đã kịp thời cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong chống kẻ thù góp phần giải phóng miền Nam. Từ sau chiến thắng 1972 đã tổ chức được các triển lãm mỹ thuât ở Lộc Ninh. 1973 đến 1975 càng ngày càng nhiều với quy mô lớn hơn, để rồi đến ngày toàn thắng ở câu lạc bộ lao động vào tháng 5/1975 một cuộc triển lãm mừng chiến công đại thắng của dân tộc diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi đã lan khắp cả nước, gây xao động của toàn dân, toàn quân ta.
Các hoạ sỹ vùng giải phóng cũng gia nhập vào, họ đã hưởng ứng bằng 800 tranh cổ động. Từ đây nền mỹ thuật Việt Nam đã có được sự hài hoà, hoà nhập giữa các hoạ sỹ vùng chiến khu với các hoạ sỹ vùng mới giải phóng, nền mỹ thuật cả nước trở về một khối.
Nhìn chung, nền mỹ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn, sự cản trở của đế quốc, áp đặt lên nền kinh tế xã hội, ngay cả nền mỹ thuật, thiếu thốn về chất liệu, nguyên liệu sáng tác nhưng các hoạ sỹ thời kỳ này vẫn không ngừng sáng tác, tạo ra được nhiều tác phẩm với giá trị lịch sử khá cao, có nhiều tác phẩm ngày nay được dùng làm tài liệu vô giá của lịch sử nước nhà một thời máu lửa và hào hùng, nhiều tên tuổi tác giả thành danh không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, mỗi hoạ sỹ một phong cách riêng, nhưng tất cả cũng vì mỹ thuật, vì cái đẹp, vì nền độc lập của nước nhà như: Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu.. phần lớn các tác phẩm này ra đời với mục đích cổ vũ, động viên khích lệ, ca ngợi công cuộc chiến đấu cho nền độc lập nước nhà của quân dân Việt Nam, đồng thời vạch trần bộ mặt xấu xa, bẩn thỉu của bọn đế quốc..
+ Nó là nền tảng đầu tiên, góp phần thúc đẩy, làm cầu nối cho một nền mỹ thuật mới ra đời đó là nền mỹ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước.
Từ năm 1975 đã hội tụ thành một dòng chảy lớn mà thành tựu đã được ghi nhận bằng vô số những cuộc triển lãm lớn của cá nhân, của nhóm, .. và nhất là triển lãm mỹ thuật toàn quốc mở đều đặn năm năm một lần, điều này chứng tỏ rằng khuynh hướng con đường phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam khi đất nước thống nhất đã được quan tâm hơn, chú trọng hơn rất nhiều, mở ra một hướng đi lên mạnh mẽ của nền mỹ thuật. Đến đây mỹ thuật đã có dấu hiệu của sự chuyển mình từ một nền mỹ thuật gắn bó với chiến tranh đang bước sang phản ánh cuộc sống hoà bình xây dựng xã hội chủ nghĩa như tác phẩm: " Phố cổ " (Bùi Xuân Phái) đây là tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, diễn tả một góc nhỏ phố cổ của Hà Nội, là đề tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám phá, sáng tác. Những cảnh phố vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và mái ngói đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông.
Tranh của hoạ sỹ gợi cho mỗi người đi xa luôn khát khao, cảm nhận được nỗi thiếu vắng Hà Nội một cách sâu sắc. Đằng sau những hình ảnh ngõ Phất Lộc, cây đa cổ thụ ở ngõ Gạch hay ngõ Hàng Mắm.. người xem tìm thấy vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội qua những thăng trầm của lịch sử. Vì thế, người yêu nghệ thuật đã đặt tên gọi cho những tác phẩm về phố cổ Hà Nội của ông là " Phố phái ". Ngoài Bùi Xuân Phái còn rất nhiều hoạ sỹ khác nữa, với các tác phẩm mang nội dung cuộc sống hàng ngày bình dị: Điện về bản (Hà Cắm), Bộ đội về bản Mèo (Trần Lưu Hậu), Ngày vui có Bác (Xuman)..
Sau 5 năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980 thực sự là một cuộc hội tụ lớn của nghệ thuật tạo hình cả nước, là một bước tiến nhảy vọt, bộc lộ tiềm năng sáng tác mới hứa hẹn bước phát triển mạnh mẽ trong những năm tới - nhất là về mặt ngôn ngữ nghệ thuật. Tiêu biểu một số tác phẩm như: Tượng Bác Hồ bên suối Lênin (Diệp Minh Châu), Mẹ chiến sỹ (Hoàng Trầm),Đảo tiền tiêu (Tạ Quang Bạo)..
Ngày nay vẫn không ít nhiều tác giả vẫn đang rất say sưa với đề tài cách mạng, tình cảm, tình quân dân, tuy cuộc kháng chiến đã qua những ký ức trong một số người hoạ sỹ lão thành vẫn còn như ngày nào. Họ một phần phục hồi lại ảnh cũ, một phần họ vẽ theo sự hồi tưởng, ký ức của chính mình như tác phẩm:Bà má Mậu Thân là tác phẩm với chất liệu phấn màu, bố cục chỉ có bà mẹ với người lính trẻ. Nhưng gây cho người độc một cảm giác ấm áp, chứa chan tình cảm, và trên khuôn mặt của bà má Mậu Thân này có vẻ gì đó trầm tư, chịu nhiều đau khổ, có thể người phụ nữ này đã khóc rất nhiều, nhưng khuôn mặt này thật hiền hậu, tiêu biểu của các bà mẹ miền Nam anh hùng, còn anh lính trẻ trong vòng tay của "m á" mắt nhìn xuống, hình như anh đang suy nghĩ, đang cảm nhận tình cảm thiêng liêng ấy. Đây quả là một tác phẩm đẹp cả về nội dung lẫn bố cục, là móc xích giữa nghệ thuật thời thống nhất với kháng chiến.
Không riêng nội dung thay đổi mà chất liệu mỹ thuật thời nay cũng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, các hoạ sỹ hầu như không bị gò bó vào một khuôn khổ nào, họ thoả thích sáng tác, chất liệu mỗi người một khác nhau: mau dầu, sơn dầu, phấn màu, mực nho, mực bột, sơn mài.. sự đa dạng của chấ liệu, đã nâng cao phong phú cho các tác phẩm.

Với sự hoà nhập thực sự của nghệ sỹ hai miền Nam - Bắc và sự có mặt của các hoạ sỹ lão thành: Nguyễn Văn Tỵ, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tự Nghiêm.. đã góp phần làm cho mỹ thuật Việt Nam có sự phát triển hẳn lên, có sự tìm tòi là dấu hiệu của việc đổi mới nghệ thuật, báo hiệu trước cho sự đổi mới của xã hội một xã hội văn minh - giàu mạnh.
Sau đại hội Đảng thứ 6 (1986) khẳng định đổi mới chiến lược cách mạng mở cửa đất nước, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường, mọi người, mọi ngành phải " tự cởi trói " thì mỹ thuật cũng cuốn vào dòng chảy ấy với sự nỗ lực của cả thế giới, của từng người. Đại hội lần thứ 3 của Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam (1989) khẳng định: Đã có một thời kỳ rất sôi nổi nhờ sự tham gia tự nguyện sáng tác của hội viên, đã chủ động tạo ra một không khí dôi nổi trong cả nước và xác định mạnh mẽ vai trò văn hoá xã hội của nghệ thuật tạo hình.. có thể coi đây là giai đoạn tổng kiểm kê các tiềm năng mỹ thuật. Chỉ trong vòng có 5 năm (1984 - 1989) mà đã có 118 triển lãm của 3778 lượt tác giả trưng bày 8879 tác phẩm là cả một sự " bung ra " với nhiều đề tài "đ ời thường ", thể loại tranh hoành tráng, phong cảnh, tượng đài, tranh tĩnh vật (tĩnh vật hoa) sơn dầu của hoạ sỹ Lưu Yên khối mảng rất rõ rệt, màu sắc hài hoà, mạnh mẽ nhưng không cứng nhắc, là một bức hoạ đẹp, cân đối. Thể hiện thật tinh tế, giản dị nhưng rất nghệ thuật..

Giờ đây các hoạ sỹ đều xâm nhập, sâu sát với xã hội, làng xóm.. để lấy tình cảm hứng sáng tác tranh, có những tác phẩm rất mộc mạc chân quê như tác phẩm: Vợ chồng người hàng nước cũng với bố cục gồm hai người, xung quanh họ là những đồ dùng thô sơ, giản dị, cốc nước, ấm.. không khí thật ấm cúng khối mảng rõ ràng, được sáng tác 1996..
Tác phẩm " Ngày mùa ở Đông Anh Hà Nội " là tác phẩm ca ngợi về nông nghiệp, chất liệu bằng màu dầu, tác giả dựng lên một bố cục hài hoà cân đối, những đống rơm cao ngất, một người phụ nữ đang làm việc một con trâu và một người con trai đang gánh cũng chỉ hai người nhưng nhìn vào có cái gì đó rất đậm không khí miền quê: yên tĩnh, thanh bình.. đây cũng là một đề tài được rất nhiều hoạ sỹ thành thị ưa thích, họ đã có những chuyến đi xâm nhập ở nông thôn hàng tháng có khi cả đời để tìm động lực sáng tác. Ngoài ra còn có tác phẩm bằng lụa của Ngô Minh Cầu cũng đề tài những con người nơi thôn quê cùng con trâu.

Nhìn chung các hoạ sỹ thời nay đã tìm cho mình một con đường riêng, thể hiện với một thái độ tình cảm trong toàn tác phẩm, chính vì vậy mỗi tác phẩm ra đời là một niềm vui lớn với họ, họ coi tác phẩm như "đứa con " của họ, họ nâng niu trân trọng. Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kết quả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu rự rỡ. Các ngành đều có hoạt động sôi nổi nền hội hoạ có những ưu thế thuận lợi về cách hoạt động và thu hút được nhiều hướng đi vào đời sống: tượng đài, đài tưởng niệm ở các trung tâm của các thành phố lớn, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn bằng chất liệu vững, nhiều cuộc triễn lãm đã cùng diễn ra trong một lúc, triển lãm hội hoạ ngày nay đã trở thành sinh hoạt cập nhật của xã hội, hàng loạt các phòng tranh cứ mọc lên khắp nơi, nhưng tất cả không phải đều là tác phẩm kiệt tác, có thể có nhiều tác phẩm không mang một nội dung cụ thể nào, cứ lan man một phần cũng do cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận đồng tiền, họ đã đánh mất đi vẻ đẹp của " mỹ thụât ". Nhưng nhìn chung số lượng đó rất ít ỏi, bên cạnh có nhiều hoạ sỹ đã tổ chức cuộc triển lãm của mình ở nước ngoài, họ được hoạ sỹ nước bạn đánh giá rất cao đưa nền mỹ thuật nước nhà lên tầm cao mới.
Ngày nay mỹ thuật được dựa vào cuộc sống rất nhiều, nó phổ biến, đem lại sự vui vẻ hay sự suy tư cho cuộc sống con người: tranh ảnh, tranh tết, tranh cổ động, quảng cáo.. đều mang chất nghệ thuật, nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cái đẹp ngày một cao hơn, nhiều hơn gấp bội.
Mỹ thuật Việt Nam đã có vạn năm phát triển kể từ văn hoá hoà bình.. trên lịch trình ấy có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chí có giai đoạn mà tư liệu hiện nay còn thiếu vắng nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trống đồng Đông Sơn, chùa tháp trong thời quân chủ Phật giáo, là đình làng trong thời quân Nho giáo.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hoà nhập với nhiều giá trị tạo hình của nhân loại nhưng mang diện mao riêng. Mỹ thuật thời hiện đại là giai đoạn phát triển nhất, mỹ thuật đã làm đẹp cho xã hội, là biểu hiện cho trình độ văn hoá - văn minh Việt Nam, là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất nước theo hướng giàu sang.
Cuộc sống con người cơ bản về vật chất đã đầy đủ, thì nhu cầu về mặt tinh thần của họ cũng càng cao hơn, họ đi tìm cái đẹp trong hội hoạ, chính thế mỹ thuật càng ngày càng phát triển nhằm phục vụ cuộc sống.

                                                                                         ( Sưu tầm)

Danh họa Nguyễn Phan Chánh: Phải chăng lòng sạch bụi trần...




Danh họa Nguyễn Phan Chánh.
Là người văn hay chữ tốt, dường như bao giờ trên mỗi bức tranh lụa, Nguyễn Phan Chánh đều đề một bài thơ chữ Hán, kèm đó là dấu son và chữ ký của ông. Dường như, sau khi hoàn tất bức tranh, ông vẫn chưa cảm thấy "yên tâm" nếu như không ký gửi kèm đó vài dòng... thơ thổ lộ tâm tư. Các bài thơ có thể nói lên ý tưởng của bức họa, nhưng cũng có khi không liên quan gì đến nội dung tranh, chỉ là tâm sự độc lập của tác giả về một vấn đề mới nảy sinh...
Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam hiện đại, là người tạo cho tranh lụa Việt Nam một dung mạo riêng (không giống tranh lụa của những nước có truyền thống về loại hình nghệ thuật này như Nhật Bản và Trung Hoa). Là sinh viên khóa đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1931, 4 tác phẩm tranh lụa đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh được thầy Hiệu trưởng Victor Tardieu đem đi giới thiệu tại một cuộc triển lãm ở Paris và ngay lập tức, tài nghệ của Nguyễn Phan Chánh đã khiến những người am tường nghệ thuật ở "kinh đô ánh sáng" phải kinh ngạc. Từ Nguyễn Phan Chánh, cách nhìn đầy kỳ thị của người Pháp về nghệ thuật tạo hình của Việt Nam đã được cải thiện...
Xuất hiện lần đầu cách đây vừa chẵn 80 năm, cùng với các bức "Cô gái rửa rau", "Em bé cho chim ăn", "Lên đồng", "Chơi ô ăn quan" xứng đáng đứng vào hàng những kiệt tác hội họa của thế kỷ, là một mẫu mực về thể loại tranh lụa. Trong một bài viết in trên tạp chí L'Illustration (số ra ngày 27/6/1931), Jean Gallotti đã ca ngợi Nguyễn Phan Chánh: "Sự hài hòa của bố cục, đôi khi cái duyên dáng của các khuôn mặt luôn luôn là cái thi vị thấm đậm của đời sống Viễn Đông...".
Với kích thước 63 x 85cm, kiệt tác "Chơi ô ăn quan" tạo cho ta cảm giác nhẹ nhõm trước sự mát, mịn của chất liệu và sự trang nhã của màu sắc. Không mấy ai biết, để thăng hoa cùng tác phẩm, nhà danh họa đã phải xây dựng bố cục hết sức kỳ công.
Trong hồi ký của mình, Nguyễn Phan Chánh đã kể lại tỉ mỉ quá trình ông thực hiện  bức tranh nổi tiếng của mình. Đọc mà thấy... ái ngại cho nghề bởi riêng việc tạo bố cục cho bức tranh cũng rất lằng nhằng, nhiêu khê. Xin trích một đoạn nhỏ xung quanh việc ông thực hiện bức tranh: "Một lần, thấy các em ngồi đánh ô ăn quan, tôi tò mò đứng xem và lấy phác thảo. Tôi vào nhờ bà mẹ nói với cô con gái nho nhỏ xinh xinh ngồi cho tôi làm mẫu. Bố trí các cô này ngồi chơi là vấn đề bố cục. Ít nhất phải có bốn người nhưng bốn người này hai phe. Tôi đặt một cô bé khoảng chừng hơn mười tuổi ngồi một phía, còn ba cô ngồi về phía bên kia. Bố trí lệch như thế mới phải, không để mỗi bên hai cô thành ra bố cục rời rạc. Làm thế nào để cho bốn cô tập trung vào ô quan khi chơi... Tôi cho cô nhỏ nhất đánh đầu tiên...".
Việc tác giả để một nhóm gồm ba em nhỏ ngồi dồn về một bên, sát vào nhau đã tạo nên một khối hình cân bằng về sáng, tối. Cả ba em này đều hướng cái nhìn về phía bàn tay em bé chia ô quan đã tạo sự gắn kết các nhân vật với nhau. Trên nền lụa mịn màng, tươi mát, với những chiếc khăn mỏ quạ nâu sồng, nếp quần lụa trắng, bốn đứa trẻ chăm chú với trò chơi lặng lẽ của mình. Nhẹ nhàng, trầm ấm, tác giả gửi tới người xem một thông điệp: Hãy giữ lấy những nét bình dị, trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ, giữ lấy một trò chơi thấm đậm hồn xưa của dân tộc, giữ lấy sự thanh bình yên ả của hồn người.
Bằng những gam màu nâu, đen, vàng, đỏ, nghệ thuật sử dụng màu sắc của Nguyễn Phan Chánh khiến người thưởng thức tranh có cảm giác như có sự cựa quậy giữa hình khối của nhân vật với mảng màu nền. Nghĩa là tranh rất sống động. Từ chất liệu lụa, người xem thấy được sự thanh khiết trong tâm hồn tác giả. Thật đúng như nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân từng viết, "Chơi ô ăn quan" đã tạo ra bước ngoặt cho tranh lụa Việt Nam, nó "là thể hiện cô đọng nhất, đầy đủ nhất tâm chất Nguyễn Phan Chánh".

Tác phẩm "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh.

Là người văn hay chữ tốt, dường như bao giờ trên mỗi bức tranh lụa, Nguyễn Phan Chánh đều đề một bài thơ chữ Hán, kèm đó là dấu son và chữ ký của ông. Dường như, sau khi hoàn tất bức tranh, ông vẫn chưa cảm thấy "yên tâm" nếu như không ký gửi kèm đó vài dòng... thơ thổ lộ tâm tư. Các bài thơ có thể nói lên ý tưởng của bức họa, nhưng cũng có khi không liên quan gì đến nội dung tranh, chỉ là tâm sự độc lập của tác giả về một vấn đề mới nảy sinh. Có thể nói, thơ trên tranh là một nét riêng của tranh lụa Nguyễn Phan Chánh. Nhờ nó mà vô tình, việc sao chép tranh của Nguyễn Phan Chánh đã được hạn chế nhiều (bởi nếu chỉ cần ai đó quan tâm đến vấn đề này sẽ dễ dàng nhận ra những dòng thơ chữ Hán không phải là nét chữ của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh).
Tất nhiên, để làm được điều đó, bản thân trong tâm hồn nhà danh họa phải dồi dào nguồn cảm hứng thi ca. Trên nền bức "Chơi ô ăn quan", Nguyễn Phan Chánh cũng viết một bài thơ chữ Hán, được dịch sang tiếng Việt như sau: "Đương ngây thơ chưa quen gì mùi son phấn/ Chỉ biết đua nhau đuổi bướm tranh hoa/ Nhưng lại choán được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía/ Mà không học thói làm mây làm mưa trên núi Dương Đài...".
Sinh thời, danh họa Nguyễn Phan Chánh đã để lại cho đời khoảng 170 tác phẩm hoàn chỉnh, trong đó, có đến 1/3 số ấy được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Nguyễn Phan Chánh là họa sĩ có số lượng tác phẩm được lưu giữ lớn nhất tại đây). Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy thì hiện bức tranh gốc của "Chơi ô ăn quan" không có trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây là bức tranh được chào đón ngay từ khi mới ra đời song lại có số phận khá long đong lận đận.
Như trên đã nói, lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Nguyễn Phan Chánh là qua cuộc triển lãm tại Paris năm 1931. Tạp chí L'Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh "Chơi ô ăn quan", "Lên đồng", "Cô gái rửa rau" và "Em bé cho chim ăn" của Nguyễn Phan Chánh. Sau đó, năm 1940, "Chơi ô ăn quan" cùng với 13 bức tranh lụa khác của cùng tác giả được đưa sang triển lãm tại Tokyo (Nhật Bản). Rồi do cuộc đại chiến thế giới ngày càng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt của người dân nhiều nước nên những bức tranh nói trên gần như biệt vô tăm tích.
Nhà sưu tầm Đức Minh quả là người có công lớn khi đưa được bức "Chơi ô ăn quan" về Việt Nam. Năm 1953, nhân một lần sang Paris, trong lúc lang thang dạo qua một vài cửa hàng đồ cũ, ông đã trông thấy một bức tranh đề xuất xứ Việt Nam. Đó chính là bức "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh. Ông Đức Minh đã mua lại bức tranh với giá chỉ bằng một chiếc máy ảnh Rollet - Flex. Bức tranh được đưa về Việt Nam trước khi Chính phủ ta về tiếp quản Thủ đô. Vì một sự tình cờ mà nhà sưu tập tranh Đức Minh đã có được kiệt tác nghệ thuật này.
Kháng chiến trở về, danh họa Nguyễn Phan Chánh rất đỗi vui mừng khi hay tin ông Đức Minh đã tìm lại được "Chơi ô ăn quan". Ông tìm đến nhà ông Đức Minh, ôm lấy ông Minh tạ lòng tri ân. 
Theo họa sĩ Tô Ngọc Thành thuật lại trên một tờ báo, sinh thời, danh họa Nguyễn Phan Chánh từng kể với ông rằng, bức tranh gốc "Chơi ô ăn quan" của ông chính là bức nằm trong bộ sưu tập của ông Đức Minh.
Năm 1965, ông Đức Minh đề nghị nhượng toàn bộ số tranh mà ông sưu tầm được, trong đó có "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh và "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với điều kiện phải lập gian trưng bày riêng gắn với việc khẳng định xuất xứ các bức tranh là từ bộ sưu tập của ông hiến tặng Bảo tàng. Do quan niệm thời bấy giờ (không chấp nhận yếu tố tư nhân, cho rằng làm như vậy là khẳng định phương thức sở hữu của đối tượng tư sản) nên thiện nguyện của ông Đức Minh không được thực hiện.
Vẫn theo họa sĩ Tô Ngọc Thành, sau nhiều sự biến đổi thời cuộc, bức tranh "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh đã được con của ông Đức Minh (ông Đức Minh đã mất năm 1983) bán lại cho một nhà sưu tập tranh Việt kiều sống ở Hồng Kông với giá 18.000 đôla, sau một cuộc đấu giá. Từ đó đến nay, số phận bức tranh thế nào, hầu như các họa sĩ Việt Nam không ai được rõ.  
Đã có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật viết về nghệ thuật tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh. Tất cả đều khẳng định phong cách trữ tình, độc đáo, thấm đậm chất thơ của ông. Để kết bài viết này, tôi xin được dẫn lại bài viết của nhà thơ Tố Hữu nhân dịp Nguyễn Phan Chánh tròn 80 tuổi (năm 1972): "Tám mươi mà vẫn xuân xanh/ Nâu sồng mà lại nên tranh yêu đời/ Trăm năm đẹp mãi tình người/ Trăng lu trăng tỏ càng tươi bút thần/ Phải chăng lòng sạch bụi trần/ Mát trong làn nước, trắng ngần làn da/ Mừng Ông chén rượu gọi là…" (bài "Mừng thọ Nguyễn Phan Chánh"). Chi tiết thơ chắc chắn được gợi từ các bức "Tắm sớm", "Sau giờ trực chiến", "Trăng lu", "Trăng tỏ" mà Nguyễn Phan Chánh vẽ sau này, song "Nâu sồng mà lại nên tranh yêu đời" hẳn cũng ít nhiều gợi người đọc nhớ tới "Chơi ô ăn quan" - một trong những kiệt tác của Nguyễn Phan Chánh

 (Theo Trần Phi Long)

Danh họa Tô Ngọc Vân: Chuyện vui buồn từ những danh hiệu


Danh họa Tô Ngọc Vân.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1908 - 1954) thuộc lớp sinh viên đầu tiên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1926 - 1931) và thuộc nhóm liệt sĩ cuối cùng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (sau chiến thắng Điện Biên Phủ 40 ngày và trước ngày ký hiệp định Geneve chỉ hơn một tháng). Ông là tác giả của kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" - một trong những bức tranh được sao chép nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.
Tài năng của Tô Ngọc Vân được đánh giá cao ngay từ thời thuộc Pháp, mà ví dụ tiêu biểu là việc ông đoạt Huy chương Vàng ở Triển lãm thuộc địa Paris năm 1931. Sau Cách mạng Tháng Tám, uy tín của ông càng lên cao với việc ông được chính thể mới tin tưởng giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Sau đây là một số mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông...
Số phận long đong của "Thiếu nữ bên hoa huệ"
Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyên mẫu của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần xuất hiện trong tác phẩm của Tô Ngọc Vân, trong đó có bức "Thiếu nữ với hoa sen". Không chỉ "hợp tác" với Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị...
"Thiếu nữ bên hoa huệ" mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi... về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. Những bông huệ cắm trong lọ bên cô gái không phải là loại hoa huệ bông nhỏ mà ta thường dùng trong các ngày rằm mà là hoa huệ tây (được gọi phổ biến dưới cái tên hoa loa kèn). Điều này lý giải cho câu hỏi: Vì sao bức tranh rành rành tên gọi "Thiếu nữ bên hoa huệ" song những bông hoa trong bình lại là hoa… loa kèn.
Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, "Thiếu nữ bên hoa huệ" đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ… Ngay trong lần triển lãm đầu tiên tại Hà Nội, bức họa đã được nhiều người chú ý. Năm 1945, "Thiếu nữ bên hoa huệ" được trưng bày tại Nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội) cùng với tranh của Nguyễn Đỗ Cung, Lê Văn Đệ… Bác Hồ đã đến xem triển lãm này. Tại triển lãm, đã có hai người khách Nhật Bản ngỏ lời mua bức tranh, nhưng tác giả từ chối không bán.
Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" quả là có số phận của một "hồng nhan đa truân". Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại thì: "Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác".
Bốn năm sau ngày tác giả bức vẽ hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn "Thiếu nữ bên hoa huệ" từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham gia "Triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN" tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan, Rumani… Đây là lần đầu tiên "Thiếu nữ bên hoa huệ" được "xuất ngoại". Ngay lập tức, Tô Ngọc Vân được báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện tượng của hội họa Việt Nam.
Sau khi triển lãm kết thúc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có nhờ họa sĩ Nguyễn Văn Thiện chép lại bức tranh và treo ở đây, nhưng không ghi chú là tranh chép. Sau năm 1990, phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của bảo tàng.
Theo một tài liệu thì năm 1965, nhà sưu tập Đức Minh có nhã ý nhượng toàn bộ số tranh, trong đó có "Thiếu nữ bên hoa huệ" cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ với điều kiện: Lập một gian trưng bày riêng, ghi rõ xuất xứ tranh của nhà sưu tập Đức Minh tặng bảo tàng. Hẳn vì quan niệm "không dính líu với tư sản" nên Bảo tàng đã từ chối đề nghị này.
Sau khi ông Đức Minh tạ thế (vào năm 1983), bộ tranh được chia cho các con ông hưởng quyền thừa kế. Có người giữ được, nhưng cũng có người đem bán.
Họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của nhà danh họa cho biết: Khi nhận được tin về việc bức tranh nổi tiếng của bố mình sẽ được bán đấu giá, lo sợ bức tranh bị đưa ra nước ngoài, ông đã báo cho các cấp quản lý có liên quan biết, nhưng không thấy ai hồi âm (có lẽ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không dám mua vì theo quy định lúc đó, giá cao nhất dành cho một bức tranh chỉ là 2.000USD). Thế là kiệt tác nghệ thuật này lọt ra nước ngoài... Cũng theo ông Thành, trong cuốn "100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam" do gallery Đông Sơn của ông Hà Thúc Cần ấn hành tại Singapore có in ảnh bức "Thiếu nữ bên hoa huệ". Đây là bức sao chụp từ bản gốc. Còn thì tuyệt đại đa số các bức "Thiếu nữ bên hoa huệ" mà người Việt Nam ta được... chiêm ngưỡng, thưởng thức từ mấy chục năm nay (cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm sinh Tô Ngọc Vân) cũng chỉ là... tranh chép, trong đó có những phiên bản không đồng nhất.
Hết lòng vì học trò
Trên cương vị là thầy dạy vẽ của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thời kỳ trước Cách mạng), hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam (thời kỳ sau Cách mạng), họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiều họa sĩ có tên tuổi của Việt Nam...
Họa sĩ Ngô Mạnh Lân, người từng được họa sĩ Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy sau này có kể lại: "Nói về cách điệu, anh nêu những thí dụ nhỏ, dễ hiểu để chứng minh: giản đơn không có nghĩa là tước bỏ. Khi vẽ một anh bộ đội, ở mặt mũi, quần áo ta đã đơn giản bớt những nét thừa, nhưng cũng rất gần với sự thật, đến khi vẽ chiếc áo trấn thủ ta lại gạch những nét thẳng tắp như ổ quả trám đều đặn, như vậy sẽ không ăn khớp với cái chung, như thể vẽ hàng rào gắn vào người! Ngay những chi tiết nhỏ trong vẽ trang trí cũng được anh giảng giải cẩn thận với nhận xét sâu".
Có một chuyện mà nếu các học trò của Tô Ngọc Vân không nói ra, hẳn ít người biết: Khóa đào tạo hội họa và âm nhạc của chính phủ kháng chiến trên chiến khu Việt Bắc đến cuối năm 1951 thì hết kinh phí. Trong khi trường nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu làm hiệu trưởng phải giải tán, thì Tô Ngọc Vân, trên cương vị hiệu trưởng trường họa lại có cách giải quyết khác. Ông bàn với vợ, nhà còn mấy cây vàng bán đi để nuôi học trò học tiếp thêm một năm cho trọn khóa...
Không dưng mà khóa học ấy sau này được nhiều người nhắc tới với cái tên gọi đầy yêu thương trìu mến "Khóa hội họa Tô Ngọc Vân".
Người ngã xuống sát ngày đình chiến
Đến nay, nói về cái chết của họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhiều người chỉ biết đại khái là ông hy sinh vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi đang vẽ tranh về các chiến sĩ Điện Biên Phủ chiến thắng trở về. Thực tế thì cái chết của nhà danh họa diễn ra thật xót xa, bi tráng. GS-TS Tô Ngọc Thanh, người từng trực tiếp cải táng cha mình đã kể lại: Khi ông đang dạy học ở Bắc Giang thì nhận được tin cha mình bị trúng bom trên đèo Lũng Lô, Yên Bái. Bấy giờ tuy ta đã chiến thắng vang dội tại chiến trường Điện Biên Phủ, song Hiệp định Geneve vẫn chưa được ký nên cuộc chiến, trong thực tế vẫn chưa thể chấm dứt.
Trưa ngày 17/6/1954, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng đoàn văn nghệ sĩ đi chiến dịch trở về, đang hý hoáy ký họa chân dung một cụ già người Tày trong một căn nhà sàn ở lưng đồi thì một loạt bom nổ dữ dội gần đó đã khiến một hòn đá đập trúng người ông (sau này kiểm điểm lại thì do một toán dân công khi qua đèo đã sơ ý nấu cơm lộ khói khiến máy bay Pháp phát hiện ra, ập đến giội bom). Sau vụ đánh phá này, hơn một trăm dân công chết tại chỗ. Họ được chôn chung một hố. Tô Ngọc Vân được cụ già người Tày chôn riêng bên bờ suối.
Nhận được hung tin, Tô Ngọc Thanh đã hối hả đạp xe vượt hàng trăm cây số đến nơi. Khi ấy, cha ông đã chôn được hơn mười ngày. Phần vì lo mộ cha đặt bên suối, sau này có nguy cơ bị lũ cuốn, phần vì bán tín bán nghi không rõ người dưới mộ có phải cha mình không, Tô Ngọc Thanh đã đau đớn đào mộ lên. Sau khi nhận diện đó đích thực cha mình, ông đã chôn cất cha trên đỉnh một quả đồi gần đó. Một năm sau, cơ quan cho bốc mộ Tô Ngọc Vân, đưa về an táng tại nghĩa trang Hợp Thiện (nằm cạnh đường đi Hà Đông, nay là phố Nguyễn Trãi). An táng chưa được lâu, người ta dọn mặt bằng xây nhà máy, hài cốt nhà danh họa lại được chuyển lên nghĩa trang Mai Dịch, khi đó dùng để mai táng những người hy sinh trong đêm 19/12/1946. Một thời gian sau đó, nghĩa trang Mai Dịch được xây mới, nâng cấp thành nghĩa trang quốc gia, mộ họa sĩ lại được đặt ở chỗ khác trong khu cho hợp với quy hoạch

(Theo  Nguyễn Thuỵ Miên)

Trần Văn Cẩn và những bức họa sống cùng thời gian


Trần Văn Cẩn và những bức họa sống cùng thời gian
Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Những năm cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, ông vẫn khát khao được vẽ. Những bức vẽ nghệch ngoạc bằng chì đã ố màu, nét chữ Trần Văn Cẩn ký ngược... Tất cả những bức họa của ông sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm ngày mai, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
"Tôi mong ước sẽ có ngày đủ điều kiện để thành lập một bảo tàng cá nhân cho nhà tôi. Nhìn những bức tranh của ông ấy bị thời gian gặm nhấm làm cũ ố, tôi thấy xót xa mà lực bất tòng tâm", nữ điêu khắc Trần Thị Hồng, vợ của cố họa sĩ tâm sự. Đã 10 năm, bà một mình lẻ bóng trong căn gác tầng 3 chật chội với tài sản quý giá là 144 bức họa ở các thể loại khác nhau: tranh màu dầu, sơn dầu, sơn mài và tranh chì... Bà đã mất nhiều ngày tháng để chọn lựa, tìm kiếm các tác phẩm còn lưu dấu tích của chồng để ra mắt người xem lần này. Cuộc triển lãm lần này với sự giúp đỡ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày sinh và 10 năm ngày mất của ông.
Bên cạnh những tác phẩm đã được công chúng biết đến và "chăm sóc" kỹ lưỡng như Em Thúy, Hoa huệ tây, Chợ Chu, Bờ Bắc Hiền lương..., người yêu nghệ thuật sẽ được chiêm ngưỡng những bức họa trên các chất liệu rất giản dị. Người xem dễ nhận thấy một thế giới tâm hồn phong phú và tinh tế của họa sĩ thể hiện qua từng gam màu. Từ tên của bức tranh Em Hồng, Em Lan, Cô Khanh - cô giáo dạy đàn đến những nét vẽ như muốn lưu giữ vẻ đẹp đời thường mà vĩnh hằng của cuộc sống.
Trong tranh Trần Văn Cẩn luôn xuất hiện hình ảnh thiếu nữ và hoa bởi đó là những hình ảnh gần gũi và biểu trưng của cuộc sống, của cái đẹp. Đó cũng chính là điều mà tâm hồn nghệ sĩ khát khao đạt tới. Người bạn đời của ông giải thích: "Đã là nghệ sĩ thường là đa cảm, nhà tôi cũng không nằm ngoài số đó. Nhưng tôi thấy hạnh phúc vì mình đã là nguồn cảm hứng cho sáng tạo của anh. Anh Cẩn đã dìu dắt, chỉ bảo tôi tận tình trong từng nét vẽ". Và trong cuộc triển lãm lần này, bức tượng điêu khắc chân dung họa sĩ bằng đồng của bà sau 1 năm ông mất cũng được đặt trân trọng bên cạnh những bức tranh vẽ tặng "em Hồng". 
Trần Văn Cẩn không chỉ có bức tranh Em Thúy cần được hồi sinh mà rất nhiều những Em Lan, Lan phong điệp, Em bé... với những dấu ấn rạn nứt ố mờ của thời gian đang cần sự quan tâm của Bảo tàng. Vợ của họa sĩ bày tỏ nguyện vọng: "Tôi mong sao các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, yêu quý và quan tâm đến tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn hãy cùng hợp tác với gia đình thành lập một bảo tàng cá nhân nho nhỏ, để những bức tranh được sống cùng thời gian như ước nguyện cả đời của ông".  
(Vũ Thanh Thủy- Sưu tầm)

MÀU SẮC TRONG TRANH ĐÔNG HỒ


I. LƯỢC THUẬT  VỀ LƯỢC SỬ TRANH ĐÔNG HỒ.
Theo sử sách, người Việt đã biết làm một thứ giấy gọi là mật hương chỉ vào thế kỷ thứ III. Nghề khắc ván ở đây cũng có từ thế kỷ XI, XII. Sách Thiền uyển tập anh nói là tổ tiên nhà sư Tín Học, cuối thế kỷ XII đã làm nghề khắc ván. Năm 1299 nhà Trần đã cho in hai bộ kinh khắc ván để ban bố.
Tuy nhiên, tranh khắc gỗ dân gian như ta hiểu ngày nay là một khái niệm đến sau. Bia ký và chính sử chưa giúp gì cho chúng ta về niên đại.
Trong các dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam thì tranh Đông Hồ ( xuất sinh từ làng Đông Hồ Bắc Ninh) là được nhắc đến nhiều hơn cả. Đó là một vùng quê trù mật của văn hóa truyền thống. Thời thịnh vượng nhất của tranh Đông Hồ là vào thế kỷ XVII, XVIII.
Người ta còn gọi nó bằng cái tên nôm na, thân mật hơn, đó là tranh Tết, bởi nó được sản xuất và bán vào dịp Tết Âm lịch cho khắp nơi ở chợ quê. Vào những ngày đó, trên từng vách nứa nhà tranh đơn bạc, màu sắc của tranh tưng bừng như tiếng pháo, niềm vui và mơ ước đầu năm.
Về đề tài vẽ, tranh Đông Hồ có loại chúc tụng như Đàn gà, ước cho ai nấy đều xum xuê con cháu. Đứa bé ôm con gà Vinh hoa, ôm con vịt Phú quý. Bên cạnh đó là tranh sinh hoạt: Đánh vật, đánh đu, tiến sĩ vinh quy… Rồi tranh lịch sử như Bà Trưng, Phù Đổng thiên vương, Ngô Quyền… Tranh truyện như Kiều, Thạch Sanh. Lại còn có loại tranh thờ.
Tranh Đông Hồ là đề tài nghiên cứu hứng thú của nhiều nhà nghệ thuật học Việt Nam và thế giới. Nó có mặt ở nhiều nhà bảo tàng ở Việt Nam và thế giới đã đến hàng mấy mươi năm.
Thẩm mỹ của tranh Đông Hồ – trong thẩm mỹ của nghệ thuật dân gian nói chung, là nó giản dị, chân thật, có lúc ngây ngô đến vụng về. Nhưng nó bao hàm một vẻ đẹp không thể cưỡng lại của một tâm hồn xa, như thật còn phảng phất đâu đây của dân tộc, như sự nối tiếp âm thầm của một nền văn hóa lâu đời.
Đứng trước một tờ tranh Đông Hồ, chính là cái lý do tồn tại đó, cái ý vị hồn nhiên mà nó chứa đựng trong mình, hoặc cái ý tưởng trong lành mà nó muốn biểu đạt, đã là ta xúc động.
II. KỸ THUẬT LÀM TRANH.
Tranh Đông Hồ được khắc trên ván gỗ, trước hết là một bản nét, rồi tranh có bao nhiêu sắc thì thêm bấy nhiêu bản màu. Nền tranh là giấy gió (làm bằng vỏ cây gió) phết lên một lớp điệp một màu óng bạc (bột tán một loại vỏ sò).
Loại giấy này được sản xuất theo lối thủ công đưa từ làng Đông Cảo – Bắc Ninh hay làng Bưởi – Hà Nội về, cắt thành nhiều cỡ, nhỏ nhất là 11cm x 12cm, lớn nhất là 22cm x 31cm.
Trên thớ điệp, khi hớn hở, khi thanh thản, những màu nguyên rung lên theo ánh sáng. Màu vàng hòe tượng trưng cho sự no đủ, màu vàng rộm lên như cánh đồng lúa chín, màu xanh như luỹ tre, màu đỏ gấc như yếm thắm, màu nhiễu tím như thắt lưng, màu đen như váy lĩnh giữa mùa quan họ. Tất cả đều là vật liệu có sẵn trong thiên nhiên thực vật mà cuộc đời chúng ăn sâu vào tâm thức người Việt từ thưở xa nào. Tiếng nói sâu kín của bản năng và tiềm thức không biết bao lần làm ta giật mình, bồi hồi trong kỷ niệm. Nét tranh khắc rất sâu, màu in phẳng đẹp.
Để hoàn thiện một bức tranh Đông Hồ cần rất nhiều thời gian. Phải có một số thợ thủ công chuyên nghiệp làm mực vẽ và giấy từ nguyên liệu thiên nhiên quanh vùng cũng như việc làm khuôn và in tranh. Các màu thường lấy từ chất liệu thiên nhiên : màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó ; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm , màu vàng lấy từ hoa hòe , màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp…Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.
Giấy được là một cách thủ công từ vỏ cây dó và được phết một lớp điệp làm từ vỏ sò biển. Thậm chí những chiếc chổi lông dùng để phết giấy và khuôn in cũng được làm bằng lá cây vân sam dát phẳng. Tranh được vẽ bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu một bản sau đó ấn khuôn lên giấy. Tranh được phơi khô sau mỗi lần in ba hay năm màu.
Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt.
III. NGHỆ THUẬT TRONG TRANH
Sáng tạo nghệ thuật trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong sáng tác. Mỗi bản in thể hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lý, một bức thong điệp đầy màu sắc về đạo đức, luân lý và tín ngưỡng sâu sắc. Tranh in cũng thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán đó là: hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê như gà trống, trâu, rồng và cá là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. Chúng ta có thể thấy những bình luận về xã hội phong kiến qua các hình tượng tranh Đông Hồ. Bức tranh nổi tiếng “đám cưới chuột” là sự thể hiện tài tình các thói hư tật xấu của xã hội phong kiến thông qua hình tượng các con vật một cách dí dỏm và sâu sắc.
Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in.
Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
IV. VÀI LƯỢM LẶT KHÁC
1/ PICASSO RẤT MÊ TRANH ĐÔNG HỒ.
Năm 1963 – Họa sỹ Nguyễn Siên một trong những cây đại thụ của Mỹ thuật Việt Nam có dịp được tiếp kiến Picasso, đoạn trích dưới đây ghi lại cảm nghĩ của Ông:
…Khi tiếp ông (Nguyễn Siên) Picasso đưa ngay một xấp tranh lấp lánh dưới phấn điệp hay đang đỏ rực lên vô cùng nồng ấm của những tranh gà, tranh lợn, thầy đồ cóc, miêu nhi thủ lễ…hỏi ý kiến ông về những tấm tranh ấy với một niềm vui và nhiều cảm giác hào hứng tỏ lộ trên khuôn mặt của thiên tài thế kỷ…
2/ TRANH ĐÔNG HỒ GIÁ BAO NHIÊU:
Đọc trên Vietnam – Finearts.com thấy đề giá 1,5 USD cho 1 bức tranh khổ 24 x 35.
3/ BỨC TRANH ĐÔNG HỒ NỔI TIẾNG NHẤT:
Đó là bức “Đám cưới chuột” .Bạn không tin ư ? Vậy bạn hãy chịu khó tìm đọc các tài liệu nói về tranh Đông Hồ, trong 10 bài thì hết 9 bài nhắc đến bức tranh này. Và đây cũng là bức tranh có nhiều dị bản, nhiều bài văn; thơ phân tích nhất trong số tranh Đông Hồ.
Sưu tầm