Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013
Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013
TRƯỜNG PTDTBT THCS MINH QUANG TỔ CHỨC RA MẮT CÂU LẠC BỘ " HÁT THEN - ĐÀN TÍNH " NĂM HỌC 2013 - 2014
Thực hiện Văn bản số 137/CV-PGD&ĐT ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Chiêm Hóa V/v Thành lập CLB và tham dự Liên hoan Hát then - tính tẩu hàng năm của Tỉnh Tuyên Quang.
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " và để giữ gìn và bảo tồn nghi lễ hát Then của dân tộc Tày trên địa bàn huyện Chiêm Hoá; Chiều ngày 29/8/2013, Trường PTDTBT THCS Minh Quang long trọng tổ chức lễ ra mắt CLB hát then - đàn tính của nhà trường năm học 2013 - 2014. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự có mặt của các vị đại biểu đại diện cho Phòng GD&ĐT; Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện; Huyện Đoàn Chiêm Hoá và các vị đại biểu đại diện cho các CLB hát then xã Minh Quang; Phúc Sơn, Các đồng chí đại diện cho các ban ngành đoàn thể trong xã, hội phụ huynh học sinh, đại diện các cơ quan đỡ đầu, các đơn vị kết nghĩa, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã; đặc biệt có sự góp mặt của Nghệ nhân dân gian Hà Thuấn đến từ xã Tân An, huyện Chiêm Hóa. Tại buổi lễ, thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường, thầy giáo Đỗ Ngọc Quý - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã công bố Quyết định thành lập CLB.Tiếp đó, các thành viên Ban chủ nhiệm đã ra mắt và thông qua chương trình, quy chế hoạt động của CLB. Sau chương trình ra mắt là các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các thành viên CLB đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách đến tham dự buổi lễ. Có thể nói rằng, từ lâu hát Then dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa đã trở thành làn điệu dân ca được lựa chọn để tham gia nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ và hát Then là loại hình dân ca dân tộc luôn có mặt trong các dịp lễ hội truyền thống của dân tộc. Hát Then gắn liền với cây đàn Tính như tiếp thêm sức mạnh cho những người nông dân say mê lao động, sản xuất và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của dân tộc Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa nói chung. Tháng 12/2012, Nghi lễ Then của người Tày tỉnh Tuyên Quang đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Bởi vậy, CLB hát Then - đàn Tính của trường PTDTBT THCS Minh Quang được thành lập sẽ là chiếc cầu nối, là địa điểm thu hút đông đảo những người say mê làn điệu dân ca này trên địa bàn xã.
Trường PTDTBT THCS Minh Quang có trên 90% học sinh là người dân tộc Tày nên việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc luôn là nội dung được nhà trường chú trọng quan tâm. Việc mở lớp học và thành lập CLB hát then - đàn tính của nhà trường không chỉ thu hút các em học sinh dân tộc Tày yêu thích hát Then mà còn nhiều học sinh các dân tộc khác cũng mong muốn được tham gia vào CLB, qua đó góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc nhằm tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
( Bài & ảnh: Vũ Văn Chung - PHT Trường PTDTBT THCS Minh Quang)
TRƯỜNG THCS PHÚC SƠN TỔ CHỨC " HỘI CHỢ QUÊ 2013" CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 82 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ( 26/3/1931 - 26/3/2013 )
Hoà chung với không khí vui tươi, phấn khởi của tuổi trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2013).
Được sự đồng ý của Chi bộ, Ban lãnh đạo trường THCS Phúc Sơn. Sáng ngày 26/3 trường THCS Phúc Sơn phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh long trọng tổ chức Lễ khai mạc " Hội chợ quê 2013 ". Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, vui tươi, ấm áp với sự có mặt của các vị đại biểu: Đ/c Mai Đức Thông, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Huyện Chiêm Hoá; Đ/c Ma Quang Hiếu, Huyện ủy viên, Trưởng phòng GD&ĐT Huyện Chiêm Hoá và các vị đại biểu đại diện Ban tổ chức Huyện ủy; Huyện đoàn Chiêm Hoá; Đài PTTH Chiêm Hóa; Công an Huyện Chiêm Hóa; trường THCS Lê Ngọc Hân- Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và các cơ quan, ban, ngành xã Phúc Sơn; Ban đại diện cha mẹ học sinh; các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh trong trường.
"Hội chợ quê 2013" với quy mô 12 gian hàng cùng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương, các loại thực phẩm rau, củ, quả và các món ăn dân tộc được cô và trò mang đến trưng bày tại hội chợ đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Có thể nói, đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục rất lớn và mang tính Nhân văn sâu sắc. Là nơi tuyên truyền cho cộng đồng và giáo dục học sinh về truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đồng thời, đây là một hoạt động ngoại khóa nhằm triển khai có hiệu quả phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "; tạo ra sân chơi vui vẻ, bổ ích cho học sinh. Từ đó, các em học sinh làm quen với bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc với khung cảnh chợ quê với nhiều món ăn truyền thống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Phúc Sơn, của các vùng quê khác nhau trên khắp mọi miền Tổ quốc.
" Hội chợ quê 2013" còn là dịp để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; đó là kỹ năng giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội. Đến với " Hội chợ quê 2013" cô, trò và các bậc cha mẹ học sinh cùng được tham gia giao lưu, trao đổi mua bán các mặt hàng truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt. Với sự chuẩn bị công phu của các thầy cô giáo và các em học sinh "Hội chợ quê 2013 " đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách đến tham quan Hội chợ.
( Bài & ảnh: Vũ Văn Chung - PHT Trường THCS Phúc Sơn )Trên thị trường mỹ thuật thế giới ngày nay, những bức tranh “Ấn tượng chủ nghĩa” chiếm vị trí nhất, nhì trên thang giá-mỗi bức tranh trung bình hàng chục triệu USD-và thực sự được công chúng rộng rãi yêu thích. Nhưng đương thời, vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ 19, người ta đã đón nhận chúng như những “quái thai”. Năm 1863, lần đầu tiên xuất hiện trong Triển lãm Quốc gia Pháp, tất cả các tranh “Ấn tượng” của các họa sĩ như C. Monet, E. Degas, C. Pissarro, A. Renoir… đều bị loại bỏ. Hơn 10 năm sau, năm 1874, khi đã thực sự “chín chắn”, lần đầu tiên ra mắt như một trào lưu, một trường phái nghệ thuật, các họa sĩ Ấn tượng vẫn tiếp tục bị tẩy chay. Phản ứng chung cho rằng đó là những bức tranh “lơ mơ”, “tầm thường”, “thiếu nghiêm túc”. Ngay cái tên “Ấn tượng chủ nghĩa” (Impressionism) cũng được gọi với hàm nghĩa chế giễu-do nhà báo Louis Leroy đặt từ tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc” của C. Monet. Đa số các họa sĩ Ấn tượng đều sống chật vật, khốn khổ…
Tại sao?
Giản dị, bởi đó là một sự “phản bội”, một sự “xé rào” đối với các khuôn mẫu hội họa truyền thống do các nhà “Hàn lâm chủ nghĩa” nắm quyền cân đo; là một sự “xa lạ”, “lập dị” đối với tập quán cảm thụ nghệ thuật của tầng lớp trung lưu là công chúng nghệ thuật chủ yếu trong xã hội. Nghệ thuật tạo hình châu Âu từ thời đại Phục hưng cho đến lúc ấy, căn bản vẫn là nghệ thuật theo tinh thần Aristote đặt nặng cách nhìn đối chiếu với thiên nhiên, “bắt chước thiên nhiên" và chú trọng ý nghĩa thanh lọc của nghệ thuật. Với tinh thần này, vẽ là phải vẽ cái gì đáng vẽ-cảm thức về cái cao cả mang tính chất duy lý chi phối đề tài. Cả thời gian kéo dài mấy trăm năm, các họa sị chỉ loay hoay với các đề tài rút ra từ thần thoại, từ Kinh Thánh (Thiên Chúa giáo), từ lịch sử, sinh hoạt và chân dung của tầng lớp quý tộc v.v… Nói chung là toàn chuyện nghiêm trang, sang trọng. Vẽ những người lao động chân tay bình thường như G. Courbet (1819-1877)-người dẫn vào chủ nghĩa Hiện thực-đã bị cho là “dung tục”. Thêm nữa, vẽ là phải vẽ cho đúng-đúng với phép giải phẩu tạo hình, với luật phối cảnh, với màu sắc tự nhiên như mắt thường nhìn thấy; còn đẹp, là đẹp theo các tiêu chuẩn toán học của sự cân đối, hài hòa. Như J. D. Ingres (1780-1867) vẽ “Nàng cung phi” mới kéo dài lưng người mẫu ra chút xíu đã được chắc nhở: “Ê! Lưng thừa mất một đốt xương sống rồi!”(1), còn E. Delacroix (1718-1863) vẽ bức “Cuộc tàn sát ở Scio” với gam màu xanh lá đã bị các nhà phê bình la toáng, đại khái: “Màu gì kỳ cục, ma quái quá!”(2) v.v…
Các họa sĩ Ấn tượng đã “sai quấy” từ cách lựa chọn đề tài, cho đến cách vẽ. Người thì vẽ ao, vẽ hồ, vẽ nhà thờ, vẽ hoa súng (C. Monet); người thì chỉ vẽ vũ nữ trên sân khấu, sau sân khấu, thợ giặt, với các cô gái trước khi tắm, sau khi tắm (E. Degas); người thì chỉ vẽ các cô gái xinh đẹp với sinh hoạt của giới thợ thuyền (A. Renoir) v.v…-toàn những chuyện tầm thường, chẳng có tư tưởng, có triết lý cao siêu! Đã vậy, cách vẽ lại không “rõ ràng”, tranh nào tranh nấy cũng chỉ toàn những vệt màu ngắn, lấm tấm xen sít nhau; mọi đường viền bao quanh xác định đối tượng về mặt hình họa bị bỏ hẳn khiến cho sự vật với không khí như cứ hòa tan vào nhau; còn bong tối thì thay vì có màu xám hay đen thì lại dùng màu bổ tức của màu đối tượng khiến cho tranh cứ sáng lên “một cách giả tạo”. Thêm nữa, bố cục quá “tự nhiên chủ nghĩa”, gián đoạn, thiếu một trọng tâm chặt chẽ v.v…
Sự "sai quấy” đó, ngày nay, được xem là có ý nghĩa “cách mạng”. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, chủ nghĩa Hiện đại trong nghệ thuật tạo hình phương Tây đã được bắt đầu từ các họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng. Nội dung của cuộc cách mạng này là đã nâng vị thế ‘con mắt” của nghệ sĩ lên cao hơn đề tài. Hội họa trở thành một quá trình chinh phục các ấn tượng thẩm mỹ về thế giới không chịu sự câu thúc của lối tư duy ý niệm với các khuôn mẫu duy lý. Đó là loại hội họa mà sau này, Picasso đã khái quát rất hay trong cách nói giản dị: “Ai cũng muốn hiểu hội họa. Tại sao người ta không cố hiểu tiếng chim hót? Tại sao người ta yêu đêm tối, đóa hoa, tất cả cái gì quanh con người mà không tìm hiểu chúng?”. Ngoài ra, bằng tác phẩm của mình, các họa sĩ Ấn tượng đã có một đóng góp quan trọng là đã khám phá tác dụng của ánh sáng trên thế giới đối tượng và những khả năng biểu cảm vô tận của màu sắc. Những bức tranh diễn tả sự lung linh của nắng trên mặt hồ gợn sóng của C. Monet, sự nhảy nhót của những đốm nắng xuyên qua vòm lá trên váy áo hay gương mặt thiếu nữ của A. Renoir, ánh đèn sân khấu hắt lên dáng hình uyển chuyển của các vũ nữ ba lê của E. Degas v.v… là những kiệt tác chứng minh cho đóng góp của họ.
Tất nhiên cần phải ghi chú, sự “phản bội” hay “xé rào” của các họa sĩ Ấn tượng nói trên chẳng phải đột nhiên. Đó là sự tiếp nối con đường của một vài họa sĩ "nổi loạn” trước đó, mà gần nhất là E. Manet (1832-1883)(3). Tiếp nữa, là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nhiếp ảnh, cũng như sự tiếp xúc với nghệ thuật nhật Bản (Nhiếp ảnh "đặt vấn đề” có còn cần thiết “vẽ đúng” nữa hay không; còn tranh khắc gỗ Nhật Bản mở ra các cảm nhận khác về khả năng và ý nghĩa của hội họa). Cuối cùng là bối cảnh tâm lý: Chủ nghĩa Thực chứng trong triết học (khởi đầu bởi Auguste Comte: 1798-1857) đề nghị cái nhìn phân tích khách quan, tôn vinh khoa học dẫn đến chủ nghĩa Tự nhiên trong văn học nghệ thuật được nhà văn E. Zola ra sức quảng bá có tác động mạnh tới giới văn nghệ sĩ. Và, sự phát triển tư bản chủ nghĩa lúc ấy đã đủ độ chin cho sự khẳng định của con người cá nhân trong nghệ thuật. Với con người này, các trật tự duy lý cổ điển vững chắc đề cao bổn phận đã trở thành chán ngấy-tính chất "vô chính phủ” sau này được xem là đặc điểm cơ bản của nghệ thuật hiện đại.
NGHỆ THUẬT HẬU ẤN TƯỢNG, VÀ NHỮNG KẺ "TỬ VÌ ĐẠO" ĐẦU TIÊN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI...
Cách nhìn, cách vẽ của các họa sĩ Ấn tượng nhanh chóng được lan rộng trong thế giới hội họa, đến những nơi mà người ta bắt đầu chú ý đến đề tài đương đại và tranh vẽ ngoài trời như Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, v.v… Nhưng bản than trường phái Ấn tượng thì không tồn tại lâu. Từ 1880, ngay những người kiên trì với phong cách Ấn tượng như C. Monet, A. Renoir đã có những điều chỉnh nhất định, còn lại, đa số đều rẽ lối đi tìm con đường khác.
Sự tan rã của trường phái Ấn tượng có mầm mống nội tại. Càng ngày, các họa sĩ càng nhận ra rằng nghệ thuật không chỉ là sự thể hiện đơn thuần những cái nhìn thấy thoáng qua và tình cờ một cách tự nhiên chủ nghĩa, những nguyên lý về chân lý khách quan của thiên nhiên không thể hoàn toàn thay thế cho các ý nghĩa tượng trưng và sự biểu đạt cảm xúc. Thời kỳ Hậu-Ấn tượng (Post-Impressionism) đã mở ra nhiều xu hướng khác. Nổi trội lúc ấy, có các nhà Tân-Ấn tượng (Neo-Impressionism) và các nhà Tượng trưng Chủ nghĩa (Symbolisme). Tuy nhiên, trong cả hai, bốn người có ảnh hưởng lớn nhất đến nghệ thuật tạo hình sau này là P. Cézanne, G. Seurat, V. Van Gogh, và P. Gauguin-bốn con người “tử vì đạo”, và mỗi người, không chỉ mở ra một con đường.
Paul Cézanne (1839-1906) là người đầu tiên chia tay với nhóm Ấn tượng (1877). Ông lặng lẽ đi tìm sự hòa giải những khám phá mới mẻ từ các họa sĩ Ấn tượng với các chuẩn mực của nghệ thuật truyền thống. Ông tiếp thu hội họa truyền thống ở tinh thần duy lý với các công thức về sự cân bằng, vững vàng nhưng hướng đến sự khám phá cấu trúc hình học (trừu tượng hóa) của thiên nhiên. Ông tiếp thu hội họa Ấn tượng ở bảng màu lung linh ánh sáng, ở ý nghĩa kiến tạo không gian sự vật. Tranh ông được xây dựng theo các nguyên tắc của sự hài hòa riêng biệt khêu gợi tinh thần chứ không hấp dẫn mắt nhìn từ bên ngoài. Những hình thể của thiên nhiên trong tác phẩm của ông như: “Tỉnh vật với quả táo” (1878), “Núi non vùng Provenee” (1886) v.v… gần như được giản lược về những hình khối cơ bản: hình trụ, hình cầu, hình nón. Chiều thứ ba được tạo ra bằng biến thái sắc độ tinh tế, và để đạt đến sự hài hòa tổng thể, ông sẵn sàng phá vỡ sự cân đối cục bộ của từng thành tố-bóp méo hay kéo lệch hình. Các nguyên tắc “vẽ đúng” của chủ nghĩa Hàn lâm, với ông, xem như bị hủy bỏ hoàn toàn. Đây là lý do khiến người ta xem ông là cha đẻ của nghệ thuật hiện đại. Phong cách nghệ thuật của ông là một trong những ảnh hưởng quan trọng đến trường phái lập thể (Cubism) sau này…
Georges Seurat (1859-1891) cũng quan tâm đến sự kiến tạo một cấu trúc hội họa mới, nhưng ông bắt đầu bằng cách sử dụng phương pháp hội họa của phái Ấn tượng. Từ các nghiên cứu lý thuyết về ảnh màu, ông khoa học hóa các phát hiện bản năng của các họa sĩ Ấn tượng. Ông vẽ bằng các chấm màu nguyên chất, nhỏ, đều với hy vọng khiến cho các màu hòa trộn với nhau trong mắt người xem mà không làm mất độ mạnh và độ sáng của chúng. Với lối vẽ này, ông được xem là người dẫn đầu trường phái Tân-Ấn tượng. tác phẩm “Chiều chủ nhật trên đảo” (1884) của ông được xem là một trong những ví dụ thuyết phục làm sống lại một cách mới mẻ tính chất vững chắc về cấu trúc, hình họa, bố cục-những nhân tố cơ bản mà trường phái Ấn tượng bỏ quên. Sự thú vị ông mang lại cho các họa sĩ về sau chính là ở tính chất hình thức hóa rất cao với các hình thể giản lược và sự hùng tráng có ý thức, cũng như sự quyến rũ của bảng màu…
Ngày nay, có lẽ, ai cũng đều biết đến cái tên Vincent Van Gogh (1853-1890). Từ lâu, ông được xem là biểu tượng cao cả của khát vọng sống, của tinh thần “tử vì đạo” nơi con người. Giá tranh của ông hiện nay đang đứng ở vị trí đầu bảng trên thị trường nghệ thuật. “Hoa hướng dương”, “Hoa diên vĩ” lên đến bốn, năm chục triệu đô la và phiên bản tranh ông có mặt ở khắp mọi nơi…, nhưng đương thời, ông chỉ bán được một bức tranh với giá rẻ mạt, không ai biết đến, nghèo khó, cùng quẫn với những cơn điên loạn… Đến với hội họa muộn, tự học, vẽ như “cuồng” như “dại” nhưng hội họa của ông có một tầm ảnh hưởng lớn lao không sao kể hết. Cũng tiếp thu chủ nghĩa Ấn tượng, tranh khắc gỗ Nhật Bản, nhưng hội họa Van Gogh có tinh thần khác hẳn. Ông có lẽ là họa sĩ ít tinh thần duy mỹ nhất. Hội họa của ông nhắm đến sự lột tả các xung động nội tâm. Ông không quan tâm đến cách “vẽ đúng”, không nhượng bộ các ấn tượng mắt thấy. ông dùng những nét cọ riêng rẽ, mạnh mẽ, cuồn cuộn không chỉ để phá vỡ màu sắc, cấu trúc tự nhiên của mọi hình thể mà còn để diễn tả nổi khích động riêng tư. Nét bút, bảng màu của Van Gogh có giá trị tượng trưng và biểu hiện phơi bày tâm trạng của ông. Không có một họa sĩ nào trước ông sử dụng phương tiện này một cách vững vàng và hiệu quả đến thế. Con đường của Van Gogh, dẫn đến chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) sau này, ảnh hưởng đến chủ nghĩa Dã thú (Fauvism) lẫn hội họa Trườu tượng ban sơ.
Người thứ tư, Paul Gauguin (1848-1903) cũng tự học, cũng bắt đầu vẽ tương đối muộn, cũng có cuộc sống khác thường với tinh thần “tử vì đạo” như Van Gogh, nhưng với một tâm thế, một ý thức khác hẳn. Gauguin không quằn quại, “đau nhói” như Van Gogh, mà tỏ thái độ khinh ghét và từ chối văn minh. Từ năm 1891, ông từ bỏ Châu Âu phù hoa đến sống với thổ dân ở Tahiti-một trong những hòn đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương-và ở đây, ông đã tạo nên thế giới hội họa của riêng mình. Ông vẽ người dân bản địa với các sinh hoạt phong tục, tín ngưỡng… của họ. Tranh ông có chủ đề mới mẻ, lạ lùng. Không chỉ thế, ông còn như muốn vẽ bằng cách nhìn của họ. Cách nhìn lúc ấy bị cho là “mọi rợ”-đơn giản hóa hình thể trong đường nét dứt khoát, mạnh mẽ, và không ngại sử dụng các màu chói thành mảng lớn, trái tự nhiên, nhằm đạt đến ý nghĩa biểu hiện và tượng trưng. Ông được xem là một trong những người đầu tiên khai quật những giá trị thẩm mỹ sống động của những dân tộc cổ xưa hay người nguyên thủy, và phong cách của ông có ảnh hưởng lớn lao. Nhóm Nabis được thành lập ở Paris là do dựa vào cảm hứng của ông. Ông là một trong những nhân vật đứng đầu phong trào Tượng trưng, và là một trong những ảnh hưởng chính của các khuynh hướng nghệ thuật phi tự nhiên của thế kỷ 20.
Nhìn chung, với sự "điên rồ” của mình, những con người “tử vì đạo” nói trên đã làm một sự đoạn tuyệt dứt khoát với truyền thống mấy trăm năm quá thiên về lối “vẽ đúng” và nương tựa vào lối tư duy ý niệm để diễn dịch đề tài của hội họa Châu Âu, và từ đó, xác lập các tiền đề của hội họa hiện đại-nền hội họa tự do diễn đạt cảm xúc cũng như thực tại vật chất bằng tính cách tự trị của ngôn ngữ hội họa. Từ đây, hội họa thoát ra khỏi cách tái tạo những câu chuyện kể để cho hình, màu và kiến trúc cất lên tiếng nói của mình…
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
Cách làm hoa mai bằng vải voan trang trí tết
Cách làm hoa mai bằng vải voan trang trí tết
-
Hoa mai là biểu tượng ngày tết của người dân miền Nam, vì vậy mà nó không thể thiếu trong ngày tết. Thật không có gì ý nghĩa bằng tự tay làm một chậu hoa mai bằng vải voan trang trí cho ngày tết thêm tươi mới.Nguyên liệu làm hoa mai- Vải voan- Nhụy- Kẻm xi màu vàng- Keo sáp- Nụ hoa giả- Chậu + thân mai giảCách làm hoa mai vải voan:- Quấn cánh mai , bạn dùng nắp hồ làm khuôn, quấn như hình vẽ.- Bóp cánh cho thon như hình.- Bọc cánh mai, đặt nhụy dùng chỉ quấn chặc như hình.- Cánh thứ đặt chồng qua cánh thứ nhất, quấn chỉ chặc từng cánh.- Tiếp tục thế đến cánh thứ 5 quấn chỉ nhiều vòng.- Quấn sáp nâu che chỉ.- Các hoa hoàn thành.- Nếu hoa búp như hình trên.- Hoa nở bắt bông ra như hình, hoa mai nở hoàn chỉnh.- Nếu bạn muốn hoa mai nở nhiều cánh, bạn bắt thêm 5 cánh xen kẽ như hình vẽ.- Quấn nhị hoa vào bông hoa và cành.- Chúc các bạn thành công, và có một cái tết thật nhiều niềm vui.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)