Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Cách làm các loại hoa giấy cho ngày 20-11



Tha hồ ch bạn lựa chọn loại hoa tùy thích để làm món quà đặc biệt dành tặng thầy cô ngày 20-11. hãy cùng nghiên cứu thử xem nhé!^^

 Tổng hợp

Cách làm hoa hướng dương bằng giấy thật đơn giản



Hoa Hướng Dương rực rỡ và mạnh mẽ, sẽ tiếp thêm cho bạn niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống.
Sau đây là các bước để làm một bông hoa Hướng Dương.
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu. gồm giấy nhăn màu vàng, màu xanh lá cây, màu nâu, màu đen.que sắt, băng dính 2 mặt.
  
Photobucket
2. Chuẩn bị nhị hoa: bạn cắt giấy nhăn màu đen và màu nâu thành các đoạn dài có độ rộng khoảng 4cm. sau đó dán băng dính 2 mặt lên 1 mép của tờ giấy, sau đó gập đôi tờ giấy lại. và cắt phía gáy của tờ giấy. như trong hình. 
Photobucket
3. sau khi cắt giấy xong, bạn cuốn giấy vào dây thép, giấy màu đen cuốn trước, được một nhị màu đen khá to rồi thì cuốn đến giấy màu nâu, ít hơn màu đen. 
Photobucket

4. Sau khi có nhị hoa rồi, bạn làm đến cánh hoa. Bạn cắt một cánh hoa giấy màu vàng dài khoảng 5cm giống hình cánh hoa Hướng Dương, sau đó cuốn 1 vòng băng dính 2 mặt vào cuống nhị hoa. dính từng cánh hoa lên. cứ 2 cánh cạnh nhau rồi 1 cánh xếp vào giữa. 
Photobucket
cứ như vậy cuốn hết cả để được cả bông hoa.
5. Tiếp theo bạn ướm 1 tờ giấy sao cho vừa để làm đài hoa. Bạn lại cuốn 1 lớp băng dính 2 mặt lên nhị hoa, sau đó cuốn tờ giấy vào nhị hoa như hình dưới.
Photobucket
6. Làm lá hoa
Bạn cắt tờ 4 giấy màu xanh hình chiếc lá, dán 1 lớp băng dính 2 mặt vào 1 chiếc lá rồi úp chiếc lá còn lại để thành 1 chiếc lá có xương. bạn làm như thế với 2 chiếc lá còn lại.
7. Bạn lấy băng dinh dính 2 chiếc lá vào cành hoa, sau đó dùng giấy xanh cuốn để thành cành lá, sẽ che đi phần cuốn băng dính của lá. 
Photobucket
Hoàn thành sản phẩm. 
Photobucket

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

5 mẹo sử dụng nồi áp suất



Nồi áp suất là một vật dụng rất tiện lợi trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nồi áp suất các chị em nội trợ cũng cần lưu ý những điều sau:
 
1. Sử dụng nồi áp suất điện hoặc nồi áp suất đun trực tiếp (được phủ bằng sơn chống dính để tránh gỉ sét) phải lưu ý đến lượng thức ăn giới hạn khi cho vào nồi. Đối với thức ăn có độ nở cao và sinh bọt như cháo, đậu, lượng thực phẩm giới hạn là 2/3 dung tích nồi. Đối với các thức ăn khác (thịt, cá) lượng thực phẩm giới hạn không quá 3/4 dung tích nồi.
 
2. Khi nấu cháo, thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài thì phải giảm lửa để tránh tình trạng cháo chảy từ từ ra ngoài.
 
3. Lúc nấu thấy có hơi thoát ra từ nắp nồi và thân nồi nghĩa là nắp đậy chưa kín. Xoay nắp nồi ngược chiều kim đồng hồ, rồi từ từ vặn lại theo chiều đậy để thoát hết hơi. Kiểm tra vòng đệm cao su đúng khớp trước khi đậy kín và nấu.
4. Khi nấu xong, nhấc van an toàn từ từ ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Sau một khoảng thời gian hãy mở nắp nồi. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó hãy xoay nắp thật chậm để hơi nóng bên trong thoát ra.
5. Thường xuyên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.
 
Theo SGTT

Nên và không nên dùng muối



          Không nên phủ nhận hoàn toàn giá trị của muối bởi muối có tác dụng nhất định đối với cơ thể. Vấn đề là cần hiểu đúng để biến muối thành thực phẩm hữu ích cho sức khỏe.
Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là vừa? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra và tìm hiểu. Tác giả Bennedict (Mỹ) đã nghiên cứu trên một người nhịn ăn thì thấy rằng khi cơ thể không nhận được thêm muối từ ngoài vào, nó sẽ có khuynh hướng giữ muối lại trong cơ thể nhiều hơn bằng cách hạn chế lượng muối thải ra ngoài qua nước tiểu, phân… Tác giả Bunge đã làm thí nghiệm trên bản thân mình và thấy rằng con người muốn sống không cần ăn thêm muối.
Muối ăn chính là natri clorua (NaCl) mà thành phần Na là một chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong cơ thể sống. Trong thực phẩm thiên nhiên hằng ngày dùng để nấu ăn đã có sẵn 3-5gr muối. Nguồn Na từ thức ăn động vật nhiều hơn trong thức ăn thực vật. Nhưng thường chúng ta phải nêm thêm muối thì mới có thể ăn đủ được lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể hằng ngày. Thường khẩu phần ăn hằng ngày của chúng ta nhiều muối hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể.
 
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng, mỗi ngày một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn từ 6-10gr muối (khoảng dưới 2 muỗng cà phê muối một ngày). Tổng lượng muối nhập vào cơ thể là từ thực phẩm ăn vào, cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, chả lụa, xúc xích, món canh xào kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối...
Những người làm công việc nặng, thời tiết nóng bức, làm việc chỗ nóng, mất nhiều muối qua mồ hôi thì cần được bổ sung trở lại lượng muối này qua thức ăn (nêm canh, xào, chấm thêm muối hay nước chấm trên bàn ăn hoặc ăn cà muối, dưa muối, cá muối).
Rất hiếm khi gặp tình trạng bị thiếu muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của người khỏe mạnh bình thường. Tình trạng Na huyết thấp chỉ xảy ra ở những người bị mất Na do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, hoặc bị bệnh thận. Một nguy cơ thường gặp là tiêu thụ quá nhiều muối. Việc ăn mặn nhiều muối thường xuyên lúc còn trẻ đã có bằng chứng liên quan tới bệnh tăng huyết áp (theo Mitchell năm 1989). Lượng muối ăn dư thừa trong cơ thể sẽ dần dần được thải qua thận (Na niệu tăng) và thận phải tăng hoạt động liên tục, trong khi Na còn ở trong cơ thể sẽ giữ nước làm mệt tim phải vận chuyển một khối lượng máu tăng. Nếu thận kém không lọc máu để loại bớt Na được, nếu tim yếu không chuyển được máu về thận… thì cơ thể sẽ giữ nước lại, gây phù nhẹ ở mu bàn chân, ở mặt rồi ở bụng. Vì vậy đối với người bệnh tim, bệnh thận cần hạn chế ăn nhiều muối.
Trẻ em có nên dùng muối?
Đối với trẻ em, nhất là ở những trẻ nhỏ sinh non tháng, chức năng thận còn yếu kém, lượng muối nhập vào cơ thể (qua sữa, dịch truyền nếu có) cần hạn chế ở mức thấp nhất. Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ vì lượng muối trong sữa mẹ thấp hơn hẳn so với sữa bò. Thành phần chất khoáng thấp là một ưu điểm khi lựa chọn những loại sữa non tháng và sữa công thức 1 dành cho trẻ dưới 6 tháng.
Bước vào tuổi ăn dặm (sau 6 tháng tuổi), nên hạn chế nêm nếm muối, nước mắm vào thức ăn dặm của trẻ. Cảm giác vị giác của trẻ em còn tinh nhạy hơn so với người lớn, vì vậy khi cần nêm thức ăn cho trẻ phải nêm nhạt hơn “lưỡi” của người lớn, người lớn thấy vừa miệng là có thể đã quá mặn so với trẻ. Mì gói (mì tôm) ăn liền là một trong những món ăn khoái khẩu của trẻ em. Tuy nhiên, lượng muối trong gói bột nêm rất cao (khoảng 3gr/gói). Vì vậy chỉ nên cho khoảng ½ gói bột nêm vào tô mì là vừa. Đi cùng với muối là nước để điều hòa nội môi cơ thể.
Với trẻ em, cần khuyến khích cho trẻ uống đủ nước lọc hằng ngày (sao cho nước tiểu thải ra có màu vàng nhạt là tốt, nước tiểu màu vàng sậm là thiếu nước) để có thể thải bớt lượng muối dư thừa ra nếu có. Như vậy, một điều cần nhớ là nên ăn nhạt nhất nếu có thể.
Nhu cầu natri (tối thiểu) khuyến nghị theo độ tuổi (RDA) như sau:
 
Trẻ em dưới 6 tháng
1.200 mg/ngày
Trẻ 6-11 tháng
2.000 mg/ngày
Trẻ 1 tuổi
2.205 mg/ngày
Trẻ 2-5 tuổi
3.000 mg/ngày
Trẻ 6-9 tuổi
4.000 mg/ngày
Trên 10 tuổi
5.000 mg ngày
Theo TN

Giúp bé phát triển khả năng hội họa như thế nào?


(Nguồn internet)

Hội họa giúp trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, nhận thức… qua đó cũng giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, óc tưởng tượng, óc phán đoán đặc biệt là tư duy logic, tư duy sáng tạo… rất tốt cho sự phát triển trí lực của trẻ. Vậy chúng ta nên bồi dưỡng khả năng hội họa cho bé như thế nào đây?

Hội họa và sự phát triển trí lực của trẻ

Hội họa giúp trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, nhận thức… qua đó cũng giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, óc tưởng tượng, óc phán đoán đặc biệt là tư duy logic, tư duy sáng tạo… rất tốt cho sự phát triển trí lực của trẻ.
Màu sắc trong hội họa có mối quan hệ vô cùng mật thiết đối với sự phát triển của trẻ: những trẻ lớn lên trong môi trường tiếp xúc nhiều với màu vàng, màu xanh lá cây hay xanh da trời thường có chỉ số IQ cao hơn so với những trẻ khác. Ngược lại, với những trẻ được tiếp xúc nhiều với những gam màu tối đễ bị ức chế về tình cảm và chỉ số IQ thường thấp hơn hẳn, thậm chí kém hơn mức bình thường.
Giúp bé phát triển khả năng hội họa như thế nào? - Mẹ và Bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ - Sự phát triển của trẻ
Khi trẻ có khả năng điều khiển đôi tay, hãy để trẻ tự vẽ những gì trẻ thích.

Nên bắt đầu bồi dưỡng khả năng hội họa cho trẻ từ khi nào?

Trẻ có khả năng nhận biết màu sắc từ rất sớm, cho nên việc bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là khi trẻ được 1 tuổi. Lúc này, cha mẹ có thể cầm tay giúp trẻ vẽ những hình đơn giản: những đồ vật có hình tròn, hình vuông, tam giác… Khi trẻ có khả năng điều khiển đôi tay, hãy để trẻ tự vẽ những gì trẻ thích. Khi trẻ 2 – 3 tuổi, cha mẹ cần bồi dưỡng thêm khả năng quan sát, óc sáng tạo vì đó là những nền tảng giúp hội họa phát triển ở trẻ.

Giúp trẻ bồi dưỡng khả năng hội họa

Hãy tạo ra cho bé một không gian hội họa riêng ở trong nhà với những hình ảnh nhiều màu sắc, những bức tranh, hình vẽ mà trẻ yêu thích…
Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để cùng con quan sát thế giới xung quanh, tìm ra những chi tiết đáng chú ý về: khung cảnh buổi sáng, buổi chiều, màu sắc của các sự vật, kiểu dáng của các đồ vật… Bất cứ hình ảnh, sự kiện nào khiến bạn và con chú ý hãy khuyến khích con thể hiện trên hình vẽ của mình.
Cần hướng dẫn, phụ đạo cho trẻ, giúp trẻ thể hiện chính xác hơn những gì trẻ quan sát thấy trong bức tranh của mình. Làm như vậy sẽ thúc đẩy óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.
Cùng bé xem những bức tranh khác nhau, sau đó thảo luận về nội dung của bức tranh, khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng, quan điểm của mình về bức tranh.
Có thể đưa cho trẻ những bức tranh đang vẽ dở: nửa hình tròn, đường cong hình bán nguyệt, ô vuông, tam giác… Từ những họa tiết đó, trẻ vẽ tiếp để thành một bức tranh hoàn chỉnh và đặt tên cho bức tranh. Sau đó, cha mẹ trò chuyện với con về nội dung bức tranh, giúp con mở rộng nhận thức, phát triển khả năng tư duy logic, tư duy đối thoại, ngôn ngữ…
Không nên cấm đoán khi trẻ vẽ xấu hay vẽ không đúng, đó cũng chính là một cách để bé được tự do phát triển trí tưởng tượng của mình.
Cha mẹ không nên căn cứ vào những quan sát, nhìn nhận của mình để đánh giá bức tranh của trẻ xấu hay đẹp, mà hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận và hiểu trẻ muốn diễn đạt gì qua bức tranh.
Cha mẹ hãy giữ lại tất cả những bức tranh trẻ đã vẽ để trẻ có thể nhận ra sự tiến bộ, cũng như những lỗi mắc phải trong các bức tranh đó. Ngoài ra, bạn có thể làm khung, treo tranh của bé lên tường cho cả nhà cùng ngắm, điều đó có tác dụng cổ vũ bé rất nhiều, vì sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp trẻ vẽ tự tin và vẽ tốt hơn, sinh động hơn.

TRANH THỦY MẶC

Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. Thủy (水) là nước. Mặc (墨) là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người... và thường kèm theo thơ chữ.

IDIBRAND chia sẻ cùng quý khách những bức tranh thủy mạc đậm chất nghệ thuật
IDIBRAND-thuy_mac3
Hoa tuyết
IDIBRAND-thuy_mac
Quân dân
IDIBRAND-thuy_mac1
Đợi
IDIBRAND-thuy_mac2
Góc tối
IDIBRAND-thuy_mac5
Vấn vương

THẾ GIỚI THIÊN ĐƯỜNG MÀU SẮC

Suốt một thời gian khá dài, các hãng bia Hà Lan thi nhau chọn màu xanh lá cây làm biểu tượng cho sản phẩm của mình. Cứ ngỡ rằng họ sẽ thành công, vậy mà kết quả thu được lại hoàn toàn không như mong đợi: doanh số giảm sút và nhãn hiệu trở nên mờ nhạt hơn. Nguyên nhân là bởi tại Hà Lan, màu xanh lá cây đã trở nên quá quen thuộc với nhãn hiệu nổi tiếng Heineiken. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh dành cho nhiều doanh nghiệp về ảnh hưởng của màu sắc tới thành công của sản phẩm trên thị trường.
IDIBRAND-mausac2
Mỗi sản phẩm đều có mối liên hệ nhất định với một màu sắc nào đó. Những sản phẩm nổi tiếng thường được người tiêu dùng nhớ tới và nhận ra qua dấu hiệu chủ yếu là màu sắc. Các chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị không còn xa lạ với việc chú trọng màu sắc của sản phẩm, bởi họ biết đây là việc quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, làm cách nào để màu sắc có tác động tích cực nhất đến sản phẩm thì không phải ai cũng nghĩ ra được. 

Vào những năm đầu của thế kỷ mới, một xu hướng tiếp thị, chiêu thị khách hàng bằng màu sắc đã lan rộng trên toàn thế giới. Giờ đây, nếu bạn bước vào siêu thị, cửa hàng sách báo, hay thậm chí bật TV, vào mạng Internet, bạn sẽ choáng ngợp trước vô vàn màu sắc khác nhau của sản phẩm. Steve Forlan, một chuyên gia tiếp thị của Vodaphone, nói: “Tôi không nghĩ màu sắc sặc sỡ là trào lưu tiếp thị đặc trưng của thời hiện đại. Nó đã xuất hiện từ rất lâu và chỉ đến bây giờ mới nở rộ mà thôi”. Nhận xét của Steve được nhiều người đồng tình. Thực ra, ngay từ những năm đầu của thế kỷ trước, các doanh nghiệp đã hết sức coi trọng màu sắc sản phẩm, tuy nhiên do tính cạnh tranh trên thị trường tại thời điểm đó chưa cao nên các công ty chưa chú tâm nhiều đến việc đặt hai khái niệm “màu sắc” và “sản phẩm” cạnh nhau. 

Vô tuyến là một ví dụ. Vào những năm 1950- 1960, vô tuyến còn là một sản phẩm cồng kềnh với kích thước to lớn với màu sắc chủ đạo trong nhiều thập kỷ liền là màu trắng hay xám, nếu có màu khác thì cũng chỉ là màu nâu sẫm của lớp gỗ bọc bên ngoài. Ở thời điểm đó, vô tuyến vẫn là một sản phẩm công nghệ cao và còn ít doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, nên việc tiêu thụ sản phẩm không “làm khó” được các nhà sản xuất. Ngày nay, trên thị trường đã có hàng nghìn nhà sản xuất TV và TV cũng trở thành món đồ gia dụng phổ thông trong mọi gia đình. Những chiếc TV giờ đây được sản xuất theo dây chuyện công nghệ cao với nhiều chất liệu mới. Và trước vô vàn nhãn hiệu vô tuyến trên thị trường, khách hàng đương nhiên sẽ dành sự ưu ái cho những chiếc “hợp nhãn” nhất. Nắm bắt được tâm lý đó, các nhà sản xuất không ngại “tô vẽ” lên lớp vỏ TV đủ thứ màu sắc khác nhau, trang nhã có, loè loẹt có. Hãng Sanyo đã tung ra thị trường các sản phẩm TV có cùng một mã số nhưng có đến 10 màu khác nhau; trong khi tập đoàn Philips của Hà Lan thì pha trộn cả bốn màu xanh, đỏ, lục, vàng, tím chỉ trên một chiếc vỏ TV. Không những thế, sắp tới, Philips còn dự định sẽ cho in cả những bức họa nổi tiếng của Picasso hay Van Gogh lên sản phẩm TV của mình. 
IDIBRAND-mausac3
“Ngày nay, màu sắc sẽ làm một cuộc cách mạng trong hoạt động tiếp thị”- Gerard Kleisterlee, giám đốc điều hành của Philips, cho biết. Doanh thu liên tục giảm sút, mức thua lỗ ngày một tăng cao, các nhà đầu tư tỏ ra chán nản khiến tâm trạng bi quan như đám mây đen che phủ lên tập đoàn điện tử xứ hoa tu-líp này. Hơn bao giờ hết, Philips đang rất cần một nhân tố để kích hoạt công việc kinh doanh của tập đoàn. Và màu sắc là một trong những chiến lược được Kleisterlee lựa chọn. Thật ra, từ những năm 1999, Philips đã tiến hành cuộc cách tân màu sắc sản phẩm, nhưng đó chỉ là những thử nghiệm nhỏ mang tính nội bộ, mà chỉ vài năm trở lại đây, các sản phẩm với màu sắc độc đáo mới thực sự được quảng bá rộng rãi trên thị trường. Kleisterlee nói: “Màu sắc sặc sỡ trên TV sẽ chinh phục thị trường, đặc biệt là giới trẻ, những người luôn thích thú với phong cách mới và hiện đại”. 

Nhưng nhà tiên phong của “cuộc chơi” màu sắc lại chính là hãng Cofemex, Mỹ. Hãng này đã tung ra thị trường sản phẩm máy xay cà-phê với ba màu đỏ, xanh và trắng. Đây là chiến lược sáng suốt được Cofemex áp dụng để “cứu vớt” doanh thu đang trên đà xuống dốc. Nghệ thuật tiếp thị mới này đã bắt trúng mạch thị trường hàng tiêu dùng. Chỉ chưa đầy hai năm sau khi sản phẩm mới được giới thiệu, lợi nhuận của Cofemex từ chỗ khủng hoảng đã dần dần phục hồi và tăng trưởng đạt mức trung bình gần 10%. Tương tự Cofemex, hãng sản xuất đồ gia dụng Ariston của Thuỵ Điển cũng lo lắng trước tình trạng kinh doanh ế ẩm và dự định sẽ cho ra mắt các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh và máy đun nước có màu xanh dương và màu xanh lục. 
IDIBRAND-mausac4
Còn Apple, một trong những hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, thì đang chuẩn bị cho kế hoạch máy tính rực rỡ sắc màu. Apple đã bán thử nghiệm trên thị trường một số lượng nhỏ máy tính có màu vàng, màu chanh và màu cà-phê sữa. Kết quả xem ra khá khả quan, khi lượng máy tính được tiêu thụ mạnh chưa từng thấy. Kevin Mackeze, phụ trách bộ phận tiếp thị của Apple nói: “Chúng tôi sẽ phá vỡ sự đơn điệu, nhàm chán trong màu sắc của thị trường máy tính”. 

Ở lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, “người khổng lồ” Nokia đã mở đầu làn sóng cách tân bằng những điện thoại đa màu sắc. Hãng đã tráng một lớp tế bào cảm quang lên vỏ điện thoại di động để làm cho màu sắc thay đổi tùy theo thời điểm và người sử dụng. Loại điện thoại này ngay lập tức nhận được sự tán thưởng của người tiêu dùng, khiến các đối thủ cạnh tranh lớn khác như Samsung hay Motorola cũng phải vội vàng xúc tiến các kế hoạch “đa sắc hóa” sản phẩm mới. 
IDIBRAND-mausac5
Như vậy là không còn gì để bàn cãi về tác động của màu sắc lên hấp lực thị trường của sản phẩm, thậm chí nhiều công ty còn coi đây là yếu tố chủ chốt để tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu màu sắc không được đánh giá đúng mức ở thế kỷ trước, thì giờ đây không công ty nào dám coi thường những sắc màu rực rỡ của sản phẩm. Sản phẩm hambuger quen thuộc của McDonald đã có màu sắc dịu hơn để khách hàng không cảm thấy ngán, hay hãng Bridgestone làm ra những chiếc lốp xe màu …lục để lôi cuốn khách hàng. Nghệ thuật tiếp thị với chiêu thức tung ra sản phẩm mới kèm theo một chút độc đáo từ màu sắc sản phẩm đã và đang được khai thác triệt để. 

Mỗi sản phẩm một màu sắc 

Tạo ra màu sắc cuốn hút là một hình thức quảng cáo hiệu quả nhất cho bất kỳ sản phẩm nào. Đó yêu cầu không đơn giản đối với bộ phận tiếp thị, bởi rất nhiều yếu tố khác nhau tác động. Sản phẩm phải được khách hàng chấp nhận với thời gian, trong khi việc chọn màu biểu tượng cho sản phẩm đòi hỏi các chuyên gia phải làm cách nào cho màu sắc đó luôn mới mẻ, hiện đại đối với người tiêu dùng. 
IDIBRAND-mausac6
Tuy nhiên, không thể mỗi thời điểm lại sử dụng một màu sắc khác nhau, mà tuỳ từng mục tiêu đề ra, các công ty có thể lựa chọn cho mình những màu sắc phù hợp. Điều quan trọng là sự ổn định của màu sắc. Nhiều thập kỷ nay, bạn vẫn luôn bắt gặp trên thị trường những biểu tượng màu sắc không thay đổi như màu vàng của chè Lipton, màu đỏ của Coca-Cola…

Việc thay đổi sản phẩm là rất cần thiết, nhưng những chuyên gia tiếp thị giàu kinh nghiệm khuyên bạn không được đột ngột thay đổi màu sắc sản phẩm- đây là điều tối kỵ!. Theo họ, việc duy trì một loại màu sắc nhất định để trang trí, thông tin trên sản phẩm luôn có mối liên hệ mật thiết với lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và đối với công ty. Màu sắc biểu tượng của các công ty hầu hết đều xuất phát từ màu sắc của sản phẩm và màu sắc này có ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng. Tuy thực tế vẫn có những sản phẩm với rất nhiều màu sắc, lại thường xuyên thay đổi mà vẫn mang lại hiệu quả, là vì chúng được kết hợp khéo léo để tạo nên một ấn tượng đặc biệt nào đó, nhưng dù sao thì các chuyên gia thiết kế vẫn khuyên rằng, màu sắc sản phẩm tồn tại càng lâu càng tốt.

Màu đỏ đã là biểu tượng đặc trưng hàng trăm năm của nhãn hiệu bột ngọt nổi tiếng Nhật Bản Ajinomoto. Màu sắc đó không hề thay đổi theo thời gian, sắc đỏ thể hiện sự vững bền của công ty và của sản phẩm. Đó là vẻ đẹp không thay đổi, nó ăn sâu vào tâm trí của các thế hệ khách hàng. “Bằng sự ổn định của màu sác, chúng tôi muốn nói rằng chất lượng của sản phẩm thật tuyệt vời và nó sẽ không hề thay đổi theo thời gian”- Koado Namu, giám đốc marketing Ajnomto cho biết.
(Ghi rõ guồn www.idibrand.com khi sử dụng thông tin, nội dung bài viết này)

HỘI HỌA LÀ GÌ? NÉT ĐẸP HỘI HỌA

1. Khái niệm về hội họa

Hội họa
 là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sỹ thực hiên. (Họa sỹ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ.
Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.

IDIBRAND-Hoi_hoa3
2. Lịch sử

Tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi.
Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi mammoth. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động.
IDIBRAND-Hoi_hoa1
3. Kỹ thuật vẽ

Sơn dầu
Lụa
Gốm
Men
Sfumato
Vật liệu mới (hội họa)
Màu nước
Sơn mài
Đơn sắc
Vẽ chấm
Thủy mạc
IDIBRAND-Hoi_hoa5

4. Màu vẽ - Chất liệu

Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớtđộ hòa tan, tốc độ bay hơi,... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau.

Điển hình nhất

Sơn dầu
Màu nước trộn dầu
Sơn acrylic
Màu bột
Mực
Pastel
Tempera
Màu sáp
Màu nước
Bích họa
Màu phum
Tranh lụa
Bút chì
Bút lông
Giấy điệp, giấy dó
Vải toan
    IDIBRAND-Hoi_hoa4
    5. Các trường phái hội họa

    Ấn tượng
    Baroc
    Trừu tượng
    Cấu trúc
    Chấm họa
    Dã thú
    Graffiti
    Hard-edge
    Hậu ấn tượng
    Hậu hiện đại
    Hiện đại
    Hiện thực
    Hiện thực lãng mạn
    Hiện thực xã hội
    Lãng mạn
    Lập thể
    Mannerism
    Ngây thơ
    Pop-Art
    Siêu thực
    Tân cổ điển
    Thị giác (Op-Art)
    IDIBRAND-Hoi_hoa2
    6. Các danh học nổi tiếng

    Paul Cézanne, (1839-1906), Pháp
    Salvador Dalí, (1904-1989), Catalan
    Vincent van Gogh (1853-1890), Hà Lan
    Michelangelo Buonarroti, (1475-1564), Ý
    Amedeo Modigliani, (1884-1920), Ý
    Claude Monet, (1840-1926), Pháp
    Pablo Picasso, (1881-1973), Tây Ban Nha
    Jackson Pollock, (1912-1956), Mỹ
    Rembrandt, (1606-1669), Hà Lan
    Pierre-Auguste Renoir, (1841-1919), Pháp
    Peter Paul Rubens, (1577-1640), Bỉ
    Leonardo da Vinci, (1452-1519), Ý

    Lý thuyết pha màu (tiếp theo)



  • Em xin hầu các bác phần tiếp theo của loạt bài 
  • Lý thuyết pha màu (tiếp theo)

    Em xin hầu các bác phần tiếp theo của loạt bài này.

    Như trên đã trình bày, tất cả các màu đều có thể tạo thành từ 5 màu cơ bản C-M-Y-K-W. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ pha màu theo nguyên tắc nào đơn giản nhất ? hay là chúng ta sẽ đọc mà mù mịt không hiểu với 5 màu cơ bản đó sẽ trộn theo kiểu gì, đến bao giờ mới được màu ta ưng ý.

    Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức tạo ra 1 màu.

    III. Phương pháp phối trộn màu sắc:

    Trước hết, để có thể phối trộn màu sắc, người pha màu phải nắm được vài cách pha trộn những màu sắc đơn giản nhất.

    Ví dụ: - màu đỏ cờ (quốc kỳ của chúng ta) được tạo bởi màu đỏ M và màu vàng Y
    màu xanh lá cây được tạo bởi màu xanh C và màu vàng Y, nên các cụ ngày xưa mới có câu: "thanh xuất ư lam" (màu xanh được tạo ra bởi màu lam nhưng lại đẹp hơn màu lam).

    Để nhìn rõ hơn, các bác nên xem lại kỹ bảng này:


    Để chuẩn hoá tỷ lệ trong pha trộn màu sắc, người ta phân các sắc độ của màu theo hình dưới đây:


    theo đó, tỷ lệ pha trộn được đánh số từ 0 đến 100, tức là tỷ lệ tương quan với những màu khác trong hỗn hợp pha trộn.
    Hình dưới đây là minh hoạ tỷ lệ pha trộn 1 số màu :


    Vậy việc pha màu chúng ta đã thấy đơn giản hơn nhiều rồi, tuy nhiên vẫn còn chưa dễ dàng với nhiều người. Sau đây chúng ta cùng đi vào ví dụ cụ thể:

    1. Ví dụ 1: pha màu German Yellow
    ở đây hình các ô màu to hay nhỏ thể hiện 1 cách tương đối tỷ lệ phối trộn.


    Nguyên tắc pha theo màu có sẵn là phải xác định màu đó gần với màu gì trong vòng tròn màu cơ bản.
    Ở đây màu German Yellow nhìn rất gần với màu cam. Vậy chúng ta bắt đầu bằng cách pha màu cam trước.

    Bước 1: pha màu cam (hơi ngả về vàng) bằng cách lấy màu vàng và pha với 1 tỷ lệ nhỏ hơn màu đỏ cánh sen.
    Bước 2,3,4: thêm những màu xanh, đen, trắng để tăng giảm độ đậm nhạt đến khi nào ta có được màu ưng ý.

    2. Ví dụ 2: pha màu Russian Green



    Tương tự, ta thấy rằng màu này gần với màu xanh lá cây cơ bản.
    Bước 1: Tạo ra màu xanh lá cây cơ bản (làm cho hoành tráng chứ ngoài kia nó bán sẵn, he he)
    Bước 2: thêm màu đỏ để làm trầm màu xuống và màu có ánh nâu.
    Bước 3: thêm chút đen vào làm màu tối đi đến độ giống như màu mẫu.

    IV. Kết luận:

    Bản chất của màu và công thức chung là vậy nhưng để đạt hiệu quả tối ưu phụ thuộc vào cảm nhận màu sắc của từng người cũng như kinh nghiệm pha màu nhiều lần. Tuy nhiên, những màu đơn giản thì sau khi đọc những dòng trên, em tin rằng các bác phối trộn màu sắc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
    Bởi vì khi hiểu được bản chất của 1 thứ, người ta sẽ tự sáng tạo ra những cách thức cho riêng mình. Cho nên, em chỉ chú trọng nói về bản chất, còn những phần minh hoạ, nghĩ đi nghĩ lại, post nhiều cũng không giúp được các bác nhiều hơn.

    Chỉ hy vọng nếu không có ích lắm, cũng đủ mua vui cho các bác hết nửa bao thuốc và 1 tách trà.
  • II. Sắc độ của màu:



    Như đã trình bày ở trên, màu sắc chính là sóng phản xạ từ vật thể đối với ánh sáng, được mắt người ghi nhận lại. Vậy nếu trong trường hợp ánh sáng yếu đi, hoặc mạnh lên thì màu sắc đó sẽ ra sao ? 
    Ồ, chắc chắn là ta ta sẽ thấy chúng tối màu đi hoặc sáng màu lên rồi.

    Nếu tối đi tuyệt đối ? nó sẽ trở thành màu đen


    Nếu sáng lên hết cỡ ? nó sẽ trở thành màu trắng. 


    Nhưng đó là nói về cường độ ánh sáng chiếu lên vật thể đó, còn khi ta muốn thế hiện ánh sáng đó với 3 màu cơ bản kia thì sao ? 

    Và thế là đen và trắng được nghĩ đến. Đây là hình thể hiện các độ đậm nhạt của đen và trắng người ta gọi là thang xám


    Nói vậy thì màu đen và màu trắng không phải là màu sao ?

    Tất nhiên chúng là màu, có điều vật thể mang màu đen hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu vào nó, còn màu trắng thì nguợc lại, chúng phản xạ hoàn toàn.

    Thế là đen và trắng được tận dụng để thể hiện các sắc độ của 3 màu cơ bản bằng cách pha chúng với các màu cơ bản hoặc với các màu đã được hoà trộn từ các màu cơ bản (trong bảng màu hình tròn ở phần đầu).

    Chúng ta thử pha nhé ? Dưới đây là bảng màu hình tròn cơ bản ở phần đầu, nhưng có pha thêm 2 sắc độ (bằng cách thêm đen và trắng) trắng 50% (vòng ngoài) và đen 30% (vòng trong)


    Nói thêm 1 chút về các ký hiệu màu (mà chúng ta sẽ sử dụng nhiều đến trong các bài sau):
    3 màu cơ bản đã được ký hiệu là CMY, còn màu trắng được ký hiệu là W (white), màu đen được ký hiệu là K (key, mấu chốt, tạo độ đậm, mặc khác Black thì chữ B đã được sử dụng để đánh dấu màu Blue trong hệ màu RGB rồi, cho nên ta lấy chữ cuối là K để thay thế)

    Nói đến đây có người không tin rằng chỉ với những màu cơ bản thế mà có thể pha ra tất cả các màu. Này này, điều này là chính xác và đã được áp dụng từ rất lâu đấy. Ví dụ nhé: trong in ấn sách báo tạp chí, người ta đã sử dụng hệ màu CMYK từ lâu, (không có màu trắng nhé, vì màu trắng là màu của giấy rồi),
    Những bức ảnh sống động được in ấn ra đều từ sự pha trộn của các màu cơ bản trên. Trừ cái màn hình đáng ghét trước mặt các bác là dùng hệ màu RGB thôi.

    Dưới đây là 1 ví dụ "hùng hồn" của việc pha trộn màu CMYK:
    Hình gốc đây, ta cắt cúp 1 góc để xem nó được hoà trộn như thế nào



    Kết luận lại, là với 5 màu cơ bản: C-M-Y-K-W, cho phép chúng ta có thể hoà trộn chúng lại với nhau để có thể pha ra tất cả các màu.
    Tất nhiên ở thực tế phải còn thêm 1 số chất liệu khác nữa để thể hiện màu sắc - ví dụ như màu nhũ bạc, nhũ đồng hay nhũ vàng - mà các bác làm mô hình máy bay hay xài, nhưng cơ bản hầu hết các màu sơn của các hãng mô hình pha chế ra đều dùng phương pháp này.

    Nếu pha nhiều và có kinh nghiệm, ta có thể pha ra những màu sơn giống hệt như mẫu, trong khi tủ sơn của chúng ta có khi chỉ cần 5 màu mà thôi.

    Kết thúc phần cơ bản. Phần sau chúng ta sẽ thử sắn tay áo pha 1 số màu thử xem nhé. Phần này em sẽ chụp ảnh các bước pha màu để các bác có cái nhìn thực tế.

    (còn tiếp)